TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

                                                     

Năm nay  về  GEORGIA 

                                                                                                                     MX KIỀU CÔNG CỰ

 

Lời nói đầu : Hôm qua đọc trên trang Web/TQLC có thấy MX Đoàn văn Tịnh cho biết năm nay Sinh nhật thứ 53 Binh Chủng và kỷ niệm lần thứ 35 Chiến thắng Quảng Trị  được tổ chức  vào hai ngày 30/6 và 1/7/ 2007 tại thành phố Atlanta, thủ phủ của Tiểu bang Georgia, tôi có ư định sưu tầm tài liệu để viết một bài giới thiệu với Quí vị Niên trưởng và các Chiến hửu về cái Tiểu bang mà chúng ta sẽ đặt chân đến.
            Dĩ nhiên chỉ thuần tài liệu thôi, c̣n thực tế th́ thiếu sót , nhất là về Cộng đồng người Việt và những sinh hoạt của “phe ta” ở bên đó. Cái đó xin nhờ Anh Em bổ túc sau. C̣n bây giờ xin mời Quí Vị “ Năm nay về Georgia” cho đông đủ và nhiều vui vẻ.

            Cũng như Washington State được đặt tên để vinh danh vị Tổng thống đầu tiên, vị cha già của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ, Maryland State để nhớ đến vị Nữ hoàng xinh đẹp và tài ba của nước Anh, Louisiana State để nhớ vị vua Louis XIV có công đưa nước Pháp vào một thời kỳ huy hoàng nhất, c̣n Georgia State cũng để vinh danh một vị vua Anh quốc có tên là George..Nhưng Anh quốc có tới 6 ông vua mang tên George và những người di dân đầu tiên thành lập Tiểu bang đă chọn ông vua nào đây. Thôi th́ xin Quí Vị đoán giùm cho.

             _GEORGE I ( 1660- 1727) lên ngôi năm 1714 sau cái chết của Nữ hoàng Anne. Nữ hoàng không có con để kế vị nên phải nhường vương miện cho người cháu, George ở Hanover. Ông là người duy nhất trong Hoàng tộc theo đạo Tin lành ( Protestant). Có những người trực hệ trong Hoàng tộc có nhiều khả năng để lên ngôi vua hơn , nhưng dân chúng Anh lúc bấy giờ không muốn người cai trị họ là một người theo đạo Thiên chúa giáo ( Catholic) . George là chắt của Vua James I, nhưng bà nội ông lại kết hôn với một Hoàng tử Đức và mẹ của ông cũng có một hành động tương tự. Cho nên ông sanh ra và lớn lên ở bên Đức. Không ai dạy ông nói và viết tiếng Anh và ông cũng không quan tâm đến vấn đề chính trị và luật pháp của nước Anh. Ông không thuộc loại thông minh, không có nét quí phái và thượng lưu của hoàng tộc. Ông là một trong những vị vua Anh ít hấp dẫn nhất. Nhưng tánh t́nh ông thật thà và đáng tin cậy. Ông chỉ có một đam mê là tự ḿnh kiếm tiền để ông và bạn bè tiêu pha.

            Sau này ông không được ḷng dân chúng Anh và có một nhóm phản loạn định truất phế ông. Họ muốn đưa ông trở lại Hanover, một tỉnh của Đức, và đưa James là con của James II, một người theo Thiên chúa giáo , lên thay. Tuy nhiên, James , là người cũng đang tranh chấp ngôi vua ( Pretender), không phải là người lảnh đạo tốt và nhóm phản loạn đă thất bại. Trong thời gian trị v́, Quốc hội đă thâu tóm hết mọi quyền hành chỉ để cho ông và những bộ trưởng trong nội các điều hành những công việc trong chính quyền mà thôi. Tuy nhiên ông cũng cố gắng chứng tỏ được một vài khả năng chính trị như đề cử Sir Robert Walpole, một chính khách lăo luyện lên làm Thủ tướng. Cả hai đều phải xử dụng một ngôn ngữ thứ ba khi giao tiếp là tiếng La tinh v́ Walpole không biết tiếng Đức, c̣n George th́ không biết tiếng Anh.
 

            GEORGE II ( 1683- 1760), con của vua George I, lên làm vua nước Anh năm 1727. Ông ta cũng không khá hơn cha ḿnh được, nhưng ông lại muốn nắm mọi quyền lực trên vương quốc này và ông ta có vẽ ganh tị với Walpole. Công nương Caroline xứ Anspale là một ngựi vợ rất khôn ngoan, đă kéo ông ta ra nhiều lỗi lầm. Bà cố vấn cho ông ta nhiều vấn đề và bản thân bà cũng tỏ ra thân thiện với Walpole cùng với những vị bộ trưởng khác. Quốc hội ngày càng tỏ ra lấn lướt v́ nhà vua nhượng bộ họ quá nhiều.

            Nhưng nếu George II không phải là nhà chính trị giỏi th́ ông ta là một nhà quân sự có tài. Ông chỉ huy đánh thắng hai mặt trận chống lại quân Pháp và Tây ban nha. Năm 1743 trong trận chiến nổi tiếng trên đất Áo, ông cũng đánh thắng quân Pháp tại Dettingen, tăng thêm sức mạnh chính trị cho Liên quân Anh và Áo ở châu Âu.

            Năm 1745, dân Scotland nổi loạn dưới sự lảnh đạo của Charles Stuart, người cũng đang tranh chấp ngôi vua. Ông ta là cháu nội của James II và thường được gọi là “ Hoàng tử Charlie xinh đẹp” bởi những người theo ông ta. Mặc dầu George không phải là một vị vua lớn , nhưng hầu hết các tùy tướng đều trung thành với ông. Ngay cả những thành viên trong đảng Tory, những người rất có cảm t́nh với ḍng họ Stuarts, cũng không muốn theo phe phản loạn. Đội quân của Charles Stuart bị những người lính Anh đánh bại ở Culloden ở phía bắc Scotland.

 

GEORGE III ( 1738- 1820 ), cháu nội của George II trở nên hoàng đế của nước Anh năm 1760. Đây là thời gian xảy ra cuộc Cách Mạng ở Hoa kỳ ( American Revolution ). Ông ta khá nổi tiếng, không phải ông ta là người thứ nhất trong nhà Hanover sinh ra và lớn lên ở Anh quốc mà c̣n v́ lối sống mẩu mực và ngăn nắp. Ông là người chồng tốt và là một ông vua chịu khó làm việc.

            Ờ tuổi 22, tánh ông ta hơi ngang bướng nhưng thông minh và nắm được mọi công việc. Ông ta không muốn làm một làm một bạo chúa nhưng ông ta muốn mọi ư kiến của ông ta phải được thực hiện. Mẹ ông là một công chúa Đức, không thích cái hệ thống cai trị của người Anh theo những hàng giáo phẩm và luôn luôn khuyến khích con trai ḿnh phải biết trị nước theo những quyền hạn của một ông vua.Bà thường nói với con: “ Con phải chứng tỏ con là một vị vua.” Ông ta cũng tự cho ḿnh là một “ nhà vua yêu nước” bởi v́ ông ta nghĩ ông ta phải là người bảo vệ cho thần dân của ông.

            Quốc hội trong lúc này không c̣n thay mặt cho đất nước. Ông ta cũng đưa nhiều người ủng hộ ḿnh vào trong nội các của Walpole. Nhà vua cuối cùng nắm được Đảng cầm quyền Whig và xử dụng tiền bạc để hối lộ những thành viên trong Quốc hội đă ủng hộ những ư muốn của ông ta. Mục tiêu đầu tiên của ông là thiết lập một nền ḥa b́nh với Pháp, nhưng William Pitt, một chính khách khá nổi tiếng đă chống lại và yêu cầu tiếp tục cuộc chiến tranh với Pháp. Nhà vua cũng truất quyền của Công tước Newcatle, một chính khách khác cũng chống lại ông. Cả hai đều bị bắt buộc từ chức. Rồi George chỉ định một vị Thủ tướng mới trong vây cánh của ông và ông kư một ḥa ước với Pháp mặc dầu dân Anh phản đối. Ông yêu cầu thông qua đạo luật về Tem phiếu ( Stamp Act). Sắc thuế này đánh vào sự giao thương với những người thuộc địa ở Mỹ để lấy tiền trang trăi cho những chi phí của quốc pḥng.
                     Những người dân thuộc địa biểu t́nh chống lại đạo luật này và yêu cầu hủy bỏ vào năm 1776. Trong Bản Tuyên ngôn độc lập của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ ( Declaration of Independence of The United State of American) người ta lên án ông và chính sách cai trị của chính quyền Anh. Bản Tuyên ngôn có đoạn viết :
            “Đă có quá nhiều sự nhẩn nại và chịu đựng của người dân ở thuộc địa này th́ đây là lúc cần thiết để buộc họ phải truất phế chính quyền này. Lịch sử của sự hiện diện của nhà vua Anh quốc là lịch sử của những bất công, áp bức được lặp lại, tất cả chỉ nhằm vào một mục đích duy nhất là thiết lập một chế độ độc tài, chuyên chế lên mọi dân tộc. Để chứng tỏ điều này, hăy để những sự thật tự nó phơi bày một cách thẳng thắn ra trước công luận thế giới..”
            Quốc hội tiếp tục thông qua một sắc thuế mới do ông đưa ra gọi là Đạo luật Towshend. Những người dân thuộc địa lại tiếp tục biểu t́nh và rồi hầu hết những sắc thuế mới đều bị rút lại. Nhưng chính nhà vua th́ không hiểu được thái độ của những người dân thuộc địa và ông yêu cầu ít nhất cũng giữ lại một loại thuế đánh trên sản phẩm trà. Nhiều bành trà bị phá hủy hoặc bị quăng xuống biển khi tàu cặp bến cảng Boston. Và Boston trở thành một Trung tâm đầu năo của cuộc Cách mạng Hoa kỳ. Năm 1774 cảng Boston bị đóng và những binh đội Anh được đưa đến đây. Nhà vua tuyên bố : “ Những người dân thuộc địa phải chọn sự qui phục hay bị giết chết.” Lúc khởi đầu cuộc Cách mạng, hầu hết những người dân thuộc địa gốc Anh đều nghiêng về phía nhà vua trừ một số ít có cảm t́nh với những người nổi dậy. Họ nghĩ rằng những người này sẽ bị lính Anh dập tắt một cách dễ dàng. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy. Năm 1778 nước Pháp tuyên chiến với Anh và liên minh với những người Mỹ. Dân Anh bỗng dưng chợt tĩnh. Họ yêu cầu vua Anh bỏ qua sự đối phó với những người dân thuộc địa và dồn nổ lực vào cuộc chiến tranh với Pháp. Cuối cùng cuộc Cách mạng tại Hoa kỳ đă đưa đến một sự thành công hoàn toàn trên cả nước và thành lập một quốc gia mang tên Hiệp chủng quốc Hoa kỳ với 13 Tiểu bang đầu tiên trong đó Georgia là tiểu bang sau cùng kư vào bản văn với tên của 3 người : Button Gwinnett, Lyman Hall và George Walton.
            Quốc hội Anh bây giờ th́ đồng ḷng chống lại vua George III. Ông phải hủy bỏ chương tŕnh hối lộ và đánh mất sự kiểm soát quốc hội. Từ năm 1788 ông bị bịnh suy nhược thần kinh. Ở thời điểm này ông gần như không quan tâm đến Chính phủ. Năm 1811 ông bị tuyên bố là điên loạn và phải rời bỏ ngai vàng.

 

            GEORGE IV ( 1762- 1830) – Ông lên ngôi năm 1820. Ông khá thông minh, học giỏi và rất đẹp trai. Được tâng bốc và nuông chiều ngay từ nhỏ, ông trở thành một cậu quí tử. Rồi khi lên ngôi ông trở nên xa lạ với chính thần dân của ḿnh. Ông bị huưt sáo trên những đường phố ở Luân đôn. Năm 1817 những cánh cửa sổ trên cổ xe tứ mă sang trọng của ông bị ném đá bể kiếng khi ông trên đường đến tham dự một phiên họp của Quốc hội. Rồi cuộc hôn nhân không thành công đưa đến việc ly dị với người vợ đầu tiên là công nương Caroline ở Brunswich càng đưa ông xa cách với mọi người. Chỉ có những người dân ở Ái nhỉ lan và Scotland c̣n dành một vài cảm t́nh với ông v́ họ ít khi được gặp ông. Quốc hội và những thủ lảnh chánh trị đều chống lại ông. Ông không có những ư kiến mạnh bạo và thay đổi ư kiến liền liền với những cộng sự của ông. Ông là một vị vua yếu nhất và dân chúng th́ không ưa ông. Ông đă truyền ngôi lại cho người em là William IV. Khi William chết năm 1837 th́ ngôi vàng dành cho người cháu gái là Nữ hoàng Victoria.

    GEORGE V ( 1865- 1936) . Ông có cái tên đầy đủ là George Frederic Ernest Albert, là con thứ hai của vua Edward VII và là cháu nội của Nữ hoàng Victoria. Ông sanh ở lâu đài Marborough, Luân đôn ngày 3/6/1865. Năm 1877 ông và người anh trai trở thành Sinh viên Sỉ quan của Trường Hải quân Hoàng gia Anh ở Spithead. Năm 1892 người anh chết và ông lên kế vị ngai vàng. Ông phải từ bỏ một cuộc đời rất năng động trong Hải quân mặc dầu ông là một thủy thủ rất xuất sắc và một tấm ḷng rất yêu biển cả.   Năm 1892 ông trở thành Quận công York và năm sau kết hôn với công chúa Victoria Mary người mà trước đây đă hứa hôn với anh của ông.
            George V trở thành Hoàng đế Anh ngày 6/5/1910. Ông là người dễ thân thiện, đứng đắn, rất được ḷng yêu mến của dân chúng. Ông ủng hộ nước Anh tham dự vào Thế chiến thứ I và đến tháng 7/1917 ông tuyên bố từ bỏ tất cả những danh hiệu tước vị thuộc về Đức của ông và những người trong gia đ́nh ông. Tên hiệu trong hoàng tộc lúc bấy giờ là Saxe- Coburg- Gotha được đổi lại là Windsor. Qua một thời gian trị v́ lâu dài ở ngai vàng, ông đă thể hiện được một cách nghiêm chỉnh một thể chế quân chủ lập hiến lư tưởng. Ông chấp nhận những quyết định của Quốc hội và làm mọi việc để đoàn kết dân tộc Anh , những lảnh địa và những thuộc địa của Anh trên toàn thế giới. Vua và Hoàng hậu đă thăm viếng qua nhiều nơi trong Vương quốc Anh ( United Kingdom), kể cả du lịch qua Ấn độ.
          Tháng 5/1935 toàn quốc Anh cử hành lễ Silver Jubilee, kỷ niệm 25 năm đăng quang của ông. Những tấm thiệp đầy ḷng thương mến và trung thành được gởi về từ mọi miền của Vương quốc. Ông mất năm 1936 và nhường ngôi lại cho người con trai là Edward VIII.

 

GEORGE VI ( 1895- 1952). Tên đầy đủ là Albert Frederic Arthur George là con thứ hai của vua George V và Hoàng hậu Mary, sinh tại cung điện York ( York Cottage) ở Sandringham ngày 14/12/1895. Sau khi học xong Trung học ở Osburn ông vào Trường Hải quân Hoàng gia Anh ở Dartmouth. Ra trường với cấp bậc Thiếu úy Hải quân tháng 9/1913. Trong suốt Đệ I Thế chiến ông phục vụ ở mặt trận Jutland. Ông cũng được huấn luyện để trở thành một phi công chiến đấu và phục vụ ở chiến trường Pháp cho đến khi chiến tranh chấm dứt.
            Sau chiến tranh, 1919, ông vào trường Đại học Cambridge và trở thành Quận công York  vào tháng 6/1920. Kết hôn với Bà Elizabeth Bowes- Lyon ngày 26/4/1923. Ông là một lực sỉ xuất sắc và là một người có đầu óc nghiêm chỉnh, đặc biệt ông rất quan tâm đến nền kỷ nghệ đang phát triển mạnh tại Anh.            Khi người anh là Edward VIII từ bỏ ngai vàng năm 1936 để đi theo tiếng gọi t́nh yêu của một người đàn bà Hoa kỳ, ông trở thành George VI.
            Năm 1936 Ông và Hoàng hậu viếng thăm Canada và Hoa kỳ. Trong suốt những năm trong đệ II Thế chiến cả hai vợ chồng ông đều làm việc kiên tŕ để khích lệ toàn dân Anh chiến đấu chống lại kẻ thù Đức quốc xă. Viếng thăm nhiều nhà máy chế tạo quân cụ, nhiều bến tàu chở quân và nhiều đơn vị quân đội sắp ra mặt trận. Sẳn sàng giúp đở và an ủi nhiều gia đ́nh dân chúng Anh là nạn nhân của những đợt oanh kích của không lực Đức. Họ có hai người con gái là Elizabeth Alexandra Mary sinh ngày 21/4/1926 và Magaret Rose sinh ngày 21/8/1930. Sau khi nhà vua qua đời vào tháng 2/1952, công chúa Elizabeth trở thành Nữ Hoàng Elizabeth II.
          Tôi có hơi tŕnh bày dài ḍng một tí để quí vị t́m hiểu và đoán thử xem ông vua George nào được vinh danh tại cái Tiểu bang c̣n có nhiều cái “ nicknames” khác như là : the Peach State, the Goober State, the Empire State of the South..

 

ĐỊA LƯ, CHÍNH TRỊ CỦA TIỂU BANG GEORGIA:

 

   Tiểu bang có diện tích là 58.876 dặm vuông ( 150.722,56 Km vuông). Là một trong những Tiểu bang có diện tích rộng nhất ở phía đông của sông Mississipi. Chiều dài từ bắc xuống nam là 305 dặm ( 488 Km) và chiều rộng là 254 dặm ( 406.4 Km). Ở phía bắc nằm trong vùng đất của rặng núi Appalachian Mountain nên có cao độ khoảng 5.000 bộ ( 1.500m) với những ngọn núi cao và những khu rừng rậm rồi từ đó thoai thoải dần về phía nam đến sát vùng b́nh nguyên dọc bờ biển. Núi Enotan (Brasstown Bald) có đỉnh núi cao 4.784 bộ. Góc phía đông nam của Georgia là vùng bờ biển có chiều dài hơn 100 dặm nh́n ra Đại tây dương có khí hậu trong lành của một vùng nhiệt độ bán nhiệt đới. Dọc theo phía nam là vùng đầm lầy mênh mông tiếp giáp với Florida. Phía tây giáp Alabama, phía bắc là vùng biên giới với hai Tiểu bang Tennessee và North Carolina , phía đông là South Carolina và Đại tây dương.
           Du khách nếu lái xe từ bắc xuống nam dọc theo những xa lộ sẽ thấy những rừng thông bạt ngàn tiếp nối nhau theo nhiều dặm dọc theo hai bên đường. Khí hậu ở đây thật dễ chịu và ẩm ướt, những ngọn đồi xanh mướt và những khu rừng thông thơ mộng. Những cánh đồng ven biển chiếm hơn một phân nửa diện tích trồng trọt của Tiểu bang kéo dài đến tận vùng nội địa hơn 150 dặm dọc theo một chuỗi dài những ḍng thác đổ ( Fall Line), đó là một con đường tưởng tượng nối liền qua các thành phố như Columbus, Macon, Augusta được h́nh thành từ những thế đất mà nơi đó đổ dốc xuống và tạo nên những ḍng thác. Hàng triệu năm về trước, con đường thác này chính là những vùng bờ biển phía đông. Rồi sau đó vật đổi sao dời của sự vận hành trong vũ trụ và trời đất, cái thế đất dọc theo bờ biển đó cao lên, những con sóng biển từ đó cũng kéo nhau ra xa để lại những cánh đồng bắt đầu xuất hiện giống như những băi cát phẳng nhô lên dọc theo bờ biển khi những cơn thủy triều xuống thấp.Những con sông đổ nước về biển cả ở những bến băi ngày xưa bây giờ như đang băng ḿnh qua những vùng đất đầy phù sa. Và như thế đất bây giờ trở nên cao hơn mặt biển, những con sông dài hơn và những ḍng nước cắt đứt đoạn giữa vùng cát và đất sét mềm nhăo rồi chảy nhanh qua những tảng đá cứng hơn xa dần những vùng nội địa.

            Địa lư của Georgia là thế đấy, c̣n con người th́ sao.

            Hernando De Soto là người da trắng đầu tiên đă đến thăm vùng này. Năm 1540 do những kích thích t́m kiếm những mỏ vàng ở vùng Tân thế giới, ông đă hướng dẫn một toán người Tây ban nha băng qua vùng bán đảo Florida tiến về phía đông bắc Georgia đến một nơi có một ngôi làng của người Da đỏ rất lớn có cái tên gọi là Cutifachiqui do một vị Nữ nhân cai trị. Ngôi làng mà sau này người ta tin rằng nó được tọa lạc tại một nơi gần thành phố Augusta bây giờ. Rồi đoàn người của ông lại tiếp tục đi về hướng tây bắc rồi quay lại tây nam, đi dọc theo con sông Coosa nơi mà người ta đoán rằng là một vùng phụ cận của thành phố Rome ngày nay.


          Người Da đỏ có phong tục chôn người gần nhau và người ta thường  gom lại  nhiều mồ mă và đắp cao lên thành những ngọn đồi đất ( earth mounds ). Từ những ngọn đồi đất này và những nơi chôn người khác, người ta đă biết rằng có nhiều người sống ở đây và nhiều nơi khác trước khi De Soto đến đây. Gần Macon, ở một nơi mà bây giờ là đài tưởng niệm quốc gia Ocmulgee , những nhà khảo cổ đă t́m thấy những dấu vết c̣n lưu lại . Ở ngọn đồi đất Lamar và ngôi làng Site c̣n bức tranh ghi lại đời sống tiền sử của bộ tộc Hitchiti mà người ta tin rằng họ là những người rất giỏi về trồng trọt, săn bắn và đánh cá. Ở phía tây bắc Georgia gần Cartersville có 6 ngôi mộ đất được t́m thấy, trong đó có một ngôi mộ rất lớn như là một căn nhà công cộng hay nhà ở của một vị tộc trưởng. Có 3 ngôi mộ c̣n chứa đầy những xác chết, những vật dụng bằng đá và những đồ trang sức. Nhưng có một ngôi mộ đẹp nhất ở Georgia  cũng có thể đẹp nhất ở vùng bắc Mỹ này là Ngôi mộ đất Chim ưng ở gần Eatonton. Ở đây những tảng đá và lớp đất được sắp xếp theo h́nh dạng của một con chim ưng, từ đầu đến cuối dài 103 bộ ( 30,6m) và hai cánh giang rộng 120 bộ ( 36m). Người ta c̣n t́m thấy những ngôi mộ khác mà các nhà khảo cổ đă xác nhận răi rác trong toàn Tiểu bang gồm có Kolomoki Mound gần Blakely, Nacoochee Mound gần Helen và nhiều nơi khác.

 

Những đoạn đường  đầy máu lệ.

          Trong lịch sử h́nh thành của tiểu bang Georgia th́ người da đỏ đă có mặt tại đây từ trước và có hai bộ tộc lớn nhất : Bộ tộc Creeks cư ngụ ở những vùng đất thấp c̣n những người Cherokees làm nhà trên những đồi cao. Những người da đỏ giữ một vai tṛ rất quan trọng trong sự sinh tồn của lịch sử Georgia và cũng lảnh chịu một sự bạc đăi bi thăm nhất trong thời kỳ đầu tiên. Họ hướng dẫn những người mới đến cách trồng trọt, săn bắn, câu cá cũng như cách đánh dấu khi đi băng qua những vùng hoang dă. Nhiều thành phố và thị trấn ngày nay được xây dựng với những công tŕnh to lớn, diễm lệ là những vùng đất của những người da đỏ định cư tiên khởi. Từ tư cách chủ nhân họ trở nên là những người được thuê mướn để làm người hướng dẫn, chỉ đường, khuân vác và giúp cho những di dân xây dựng những trạm giao thương về lông thú, sản phẩm địa phương. Và tham vọng của những người di dân không dừng lại ở đây, họ dùng những mánh khóe thủ đoạn để chiếm đoạt những đất đai. Qua những sự điều đ́nh thỏa thuận vào những năm 1773 đến 1835, những người da trắng đă dành lấy tất cả đất đai trong vùng ranh giới hiện tại và sau cùng họ đă đi đến một hành động khá nhẫn tâm khi bắt những người da đỏ phải rời khỏi Georgia và di chuyển đến vùng đất phía tây sông Mississipi. Đó là vào năm 1835. Họ có thời hạn hai năm để di chuyển qua hết bên bờ tây. H́nh ảnh vẫn c̣n ghi lại trên những cuốn phim Mỹ cho thấy từng đoàn người dắt díu nhau ra đi dưới bầu trời mùa đông rét mướt. Tuyết phủ ngập tràn trên lối đi và những cơn mưa lũ đă cuốn trôi biết bao sinh mạng . Họ chỉ trông cậy một phương tiện duy nhất trên những đôi chân trần. Nhưng những người già và trẻ em th́ sao. Đau thương, mất mát, đói khát và chết chóc mà những thế hệ sau của những người Mỹ phải động tâm và niềm tin tôn giáo đă cực lực lên án những hành động đó. Những người da đỏ bây giờ được đưa vào những vùng sinh sống gọi là những vùng dành riêng (Reservation). Nếp sống văn minh hiện tại mà họ không thể nào theo kịp nên cam phận, không đ̣i hỏi, không mong ước nhiều hơn. Phần đóng góp của họ khá khiêm nhường và người ta cũng không đ̣i hỏi ǵ thêm ở họ.

 

Những người thành lập tiểu bang Georgia:

            James Edward Oglethorpe là người nhận trách nhiệm thành lập Tiểu bang Georgia. Ông được vua George II chấp nhận lời thỉnh cầu và ban cho một vùng đất ở châu Mỹ dành cho những con nợ vừa được cho ra tù và những người ra đi tị nạn v́ tôn giáo từ lục địa châu Âu. Họ là những người từ Germany, England, Scotland, Russia..
           Ngày 9/6/1732 Oglethorpe cùng với khoảng 20 người được sự ủy nhiệm thành lập một vùng đất thuộc địa hoàng gia ( Royal Colony). Vùng lảnh thổ được tách ra từ xứ Province thuộc Nam Carolina và bao gồm phần đất giữa Savanah và sông Altamaha và phía tây đến tận những con sông đầu nguồn như là Chattahootchee, Flint. Được sự giúp đở của Đại tá William Bull, Oglethorpe đă lựa chọn vùng đất mà bây giờ gọi là Yamacraw Bluff nh́n về hướng sông Savanah cùng với 130 người mà ông đem sang từ Anh quốc và sau này đă trở nên thành phố Savanah, “thành phố Mẹ của tiểu bang Georgia”. Mặc dầu điều kiện sống ở Georgia rất an lành nhưng chưa phát triển được v́ đất đai tư hửu bị giới hạn khai phá, những vùng đầm lầy muỗi ṃng và số người đến định cư chưa nhiều và vấn đề thuê mướn nhân công khó khăn. Cho đến năm 1752 Georgia trở thành một thuộc địa hoàng gia đặt dưới sự cai trị trực tiếp của nhà vua. Sự thay đổi về hành chánh này đă mở ra những tự do về khai phá đất hoang, đưa những nông trại nhỏ thành những đồn điền lớn hơn, nhất là những cánh đồng màu mở ở vùng thấp dọc theo những con sông chính được nhà vua bán cho tư nhân một giá hạ để khai thác và đất lành chim đậu, những cư dân đổ về đây với những bầy gia súc lớn. Người ta cũng đồn có những mỏ vàng trong vùng làm tăng mức độ dân cư . Cũng như California, Georgia cũng có những cơn sốt đi t́m vàng.
           Đúng vậy vàng đă t́m thấy trên những ngọn đồi của quận Lumpkin trong những ngọn núi vùng bắc trung tâm Georgia. Một số vàng cũng được t́m thấy trên những con đường đất đỏ ở thị trấn Dahlonega sau những cơn mưa lớn. Vàng cũng được t́m thấy đầu tiên ở Benjamin Parks vào năm 1828 ở 3 dặm phía nam của Dahlonega, trong phần đất của người da đỏ Cherokee và đó cũng là lư do để người da trắng vội vàng đuổi người da đỏ ra khỏi vùng đất của họ. Người ta ước lượng đă t́m thấy khoảng 20 triệu đô la tiền vàng tại những vùng đất nói trên trong những năm sau đó. Người dân Georgia bây giờ rất hảnh diện khi chỉ cho mọi người thấy cái nóc ṿm của ṭa nhà Quốc hội tiểu bang được dát bằng vàng.


           Cho đến năm 1800 một cái chợ buôn bán nô lệ  được h́nh thành ( The old slave market ) ở Louisville, khoảng 45 dặm về phía tây nam của Augusta. Thật ra lúc ban đầu đây là nơi buôn bán những sản phẩm địa phương kể cả một số nô lệ từ châu Phi mang tới. Nhưng sau đó việc buôn bán nô lệ trở nên thịnh vượng và là một mối lợi lớn v́ nhu cầu nhân công trong vùng. Nơi đây trở thành một khu chợ dành riêng cho việc buôn bán nô lệ. Một căn nhà chính ở giữa được dựng lên bởi những cây cột vuông chắc chắn, mái lợp ngói hai mươi phân vuông. Ở giữa căn nhà có treo một cái chuông lớn được nhà Vua nước Pháp gởi qua như một quà tặng. Cái chuông này sau này bị bọn hải tặc ăn cắp và bán đi.
           Louisville là thành phố lớn thứ tư của Georgia sau Atlanta, Savanah và Augusta. Thành phố là nơi được chọn cho một cuộc họp lịch sử vào năm 1795 và  là quốc hội đầu tiên của tiểu bang được hoàn thành năm 1796. Trong cuộc Nội chiến, nhiều căn nhà trong thành phố đă bị những đội quân của tướng Sherman đốt phá nhưng The Old Slave Market và những căn nhà được dùng làm bộ chỉ huy cho tướng Slocum vẫn được giữ lại.
          Trong cuộc chiến dành Độc lập, lính Anh đă chiếm đóng Savanah , đốt phá nhà cửa và phá hoại tài sản của dân . Mặc dầu những trận đánh lớn xảy ra ở đây không nhiều nhưng những dân quân vẫn tiếp tục chiến đấu và đẩy lính Anh ra khỏi lảnh thổ của Georgia. Ba người đại biểu đă kư vào Bản Tuyên ngôn Độc lập là những người trẻ tuổi. Họ muốn dành độc lập cho các thuộc địa, chống lại những người già và những người bảo thủ vẫn c̣n cảm t́nh với vương quyền Anh.

 

Đời sống ở những đồn điền:

           Không phải đợi đến những luật cấm mua bán nô lệ, nhưng sự phát minh máy kéo sợi đă làm cho hệ thống những đồn điền thật sự phát triển và phồn thịnh. Từ năm 1820 đến năm 1860 là thời đại hoàng kim cho những chủ nhân đồn điền và những dinh cơ của họ được dựng nên.
           Ở Georgia cũng như ở những tiểu bang láng giềng ở phía nam, đồn điền gần như một cộng đồng tự quản lư, tự điều hợp. Người da trắng là chủ nhân, người cai trị và nô lệ da đen là những thành viên của cộng đồng. Mặc dầu có những câu chuyện bạc đăi, đánh đập nô lệ, nhưng hầu hết các chủ nhân ông đều quan tâm đến đời sống và những sinh hoạt của những nô lệ của ḿnh. Bởi v́ nô lệ là vốn liếng, là lợi nhuận kinh tế đem lại cho họ. Nô lệ tận tâm với chủ của ḿnh bằng cách siêng năng làm việc và trung thành.
            Ḷng hiếu khách và sự thanh lịch là hai đặc điểm trong cuộc sống ở những “ ngôi nhà lớn” ( big house) như những người nô lệ vẫn gọi như vậy. Đó là những ngôi nhà được xây dựng với những loại gỗ tốt, theo kiểu mẩu những dinh cơ thời Phục sinh bên Hy lạp với những hàng cột lớn ở phía trước. Những hành lang dài chạy dọc theo những lối đi của căn nhà. Chung quanh nhà phải có những hàng cây rạp bóng mát và những khu vườn trồng cây ăn trái.
            Bửa ăn của họ rất là thịnh soạn được dọn trên những chiếc bàn lớn có trăi khăn trắng muốt. Đầy đủ các loại thịt, trứng rau quả, bánh ń nóng, nước chấm, mức ,thạch . C̣n những người nô lệ th́ sống trong những căn cḥi nhỏ cách nhà chủ phía sau một khoảng . Thức ăn của họ cũng khá đơn giản gồm những món chính như là bánh bột bắp, thịt heo, mùa hè th́ có thêm rau xanh và những trái cây trong vườn. Những gia nhân làm việc trong nhà th́ khá hơn những người làm ở ngoài đồng áng. Họ được hưởng những thức ăn c̣n lại của chủ. Ở những nông trại nhỏ hơn, ít nô lệ th́ bửa ăn được chuẩn bị chỉ đủ cho những ngựi da trắng và những người da màu. C̣n nô lệ th́ phải chờ ăn trong bếp.

 

Hỏa thiêu thành phố Savanah:

           Trong cuộc Nội chiến, Georgia đă rút ra khỏi Liên bang ( Union) từ ngày 19/1/1861 nhưng măi đến ngày 19/9/1863 th́ trận đánh đầu tiên mới xảy ra ở đây nhưng là một trận đánh khốc liệt nhiều thiệt hại nhất. Trận Chickamauga được coi là trận đánh đẩm máu nhất trong suốt cuộc Nội chiến.
          Tháng 5/1864 tướng Sherman ( Bắc quân) đă xử dụng toàn bộ quân của ông tràn vào Georgia. Tháng 9, Bắc quân tiến chiếm thành phố Atlanta . Đến tháng 11 thành phố đă bị hỏa thiêu trước khi đoàn quân tiến chiếm vùng biển. Trận hỏa thiêu khủng khiếp với một chiều dài hơn 300 dặm và chiều ngang 50 dặm. Chickamauga và công viên quân đội quốc gia đă giữ lại được những h́nh ảnh của trận đánh khốc liệt dành lại quyền kiểm soát Chattanooga.
            Trong cuộc Nội chiến, Georgia là mục tiêu sau cùng và kết thúc nên sự thiệt hại của cả hai bên thật là to lớn. Chúng ta hăy nhớ lại một đoạn trong cuốn phim “ Gone with the wind” khi Rhett Burtler ( Clark Gable) đưa Scarlett O’ Hara ( Vivien Leigh ) cùng Melony và đứa con mới sinh rời cái thành phố bị hỏa thiêu và trở thành biển lửa. Thê thảm nhất là những người lính Nam quân. Nếu khi khởi đầu cuộc chiến th́ họ hăng hái, nhiệt t́nh bao nhiêu th́ bây giờ thê thăm xơ xác . Đói khát, rách rưới, tâm hồn vô định, hoang mang làm ta chạnh nghĩ lại cái hoàn cảnh của ḿnh những ngày 30/4/75. Vườn không nhà trống, hoang tàn đổ vỡ. Nhưng hoàn cảnh của những người được giải phóng, những người da đen, lại càng bối rối hơn. Đó là vấn đề nghiêm trọng của xă hội. Người da đen ở đây chiếm hơn 35% dân số. Một số đă bỏ đi về những tiểu bang phía bắc. C̣n đa số th́ ở lại. Nhưng họ không có tài sản, của cải ǵ ngoài hai tiếng Tự do. Những người miền Bắc ( Yankee) sẳn sàng giúp đở, ủng hộ và bảo vệ họ. Ngày trước họ hoàn toàn tùy thuộc vào những người chủ da trắng. Bây giờ chính những ngựi này cũng không dám thuê mướn họ nữa. Đó là sự khủng khoăng chung của những tiểu bang phía nam. Gay go hơn nữa chính quyền Trung ương cũng gặp sự bối rối khi vị Tổng thống quyết ḷng giải phóng nô lệ là Abraham Lincoln, sau khi tuyên thệ nhiệm kỳ 2 vào ngày 14/4/1865 th́ ông bị một tên kịch sỉ là John Wilkes Booth bắn chết tại rạp hát Ford’ Theater . Phó Tổng thống Andrew Johnson lên thay tiếp tục chương tŕnh tái xây dựng ( Reconstruction). Người dân Hoa kỳ xóa tan những tị hiềm, quan điểm chính trị rất nhanh để bắt tay vào một cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng một nước Hoa kỳ hùng mạnh.
           Những đau khổ dồn nén đă được bộc lộ một cách chân thành và thẳng thắn trong những tác phẩm của Margarett Michell ( Gone with the wind), Caroline Miller ( Lamb in his bosom). Hai tác phẩm để đời này đă được nhận giải thưởng văn học lớn nhất của Mỹ là Giải Pulitzer. Và đó cũng là hai tác phẩm lớn trong thế kỷ thứ 20. Ngoài ra cũng có những tác phẩm nói lên những khung cảnh sống thật, những tâm trạng ray rức, đau thương cũng như sự can đảm, kiên tŕ chấp nhận của những người dân vùng Georgia sau cuộc chiến tranh mà điển h́nh là cô tiểu thư Scarlett của nhà họ O’ Hara.
           Thời kỳ sau cuộc chiến cũng thời đại hoàng kim của những nhà báo . Tờ Atlanta Constitution ra đời năm 1868 và tờ Atlanta Journal ra đời năm 1873 đă có một ảnh hưởng rất mạnh ở toàn vùng phía nam. Henry W. Grady và Joel  Chandler Harris đă xử dụng hai tờ báo mang đi những thông điệp của một miền Nam mới và làm dịu đi những hằn học cay đắng và những xây dựng cho tương lai. Harris cũng là một tác giă khá nổi tiếng về những câu chuyện kể dân gian qua một nhân vật là Chú Remy ( Uncle Remy) kể về chuyện phiêu lưu của hai anh chàng Thỏ và Chồn ( The exploits of Br’er Rabbit and Br’er Fox). Trong những câu chuyện này Harris đă thuật lại với một ngôn ngữ dân giă về đời sống của những người nô lệ da đen trong những khu đồn điền.
            Một người dân Georgia rất dễ thương trong thời kỳ này là Sidney Lanier được coi là một nhà thơ nổi tiếng của Tiểu bang. Tập thơ “ Những vùng đầm lầy ở Glynn” ( Marshes of Glynn) ca tụng về những cây sồi xanh tươi xinh đẹp ở quận Glynn gần Brunswich. Cũng có một nhà thơ khác mà những vần thơ của ông khá nổi tiếng từ năm 1890 đến 1900 là Frank Stanton. Tập thơ “ Mighty Lake a Rose” là những bài thơ t́nh khá lăng mạn và đầy âm điệu như những khúc nhạc t́nh du dương. Cũng phải nói đến Erskin Caldwill với tác phẩm “ Tobacco Road” và những tác phẩm khác của ông viết về những người dân sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh của Georgia.


        Vua bông vải.

           Chúng ta trở lại năm 1790, vào một đêm các khách mời đến tham dự một bửa tiệc sinh nhật tại nhà bà Nathanael Green, đă phàn nàn rằng mùa bông vải năm rồi không kiếm thêm được một đồng nào mà c̣n có thể bị lỗ vốn v́ thời gian để tách những hột ra khỏi bông mất quá nhiều. Bà Green rất đồng ư điều này nhưng sau đó bà đưa ư kiến và khuyến khích Eli Whitney , người hiện đang sống trong trang trại của bà ở Malberry Grove gần Savanah, t́m cách phát minh ra một cái máy tách hột ra khỏi bông vải nhanh hơn. Whitney bắt đầu làm việc trong một căn nhà kho thô sơ và phải tự chế ra những dụng cụ cho ḿnh. Sau nhiều tháng cần cù, nhẩn nại làm việc, ông đă hoàn chỉnh được một cái máy theo đúng nhu cầu và có thể xử dụng với bất cứ năng lực nào kể cả quay tay cũng được. Nó có thể tách hột ra khỏi bông nhanh gấp 50 lần một công nhân làm việc này nhanh nhẹn.
           Mặc dầu bây giờ Whitney trở nên giàu có nhờ những phát minh khác và những cơ xưởng chế tạo máy, nhưng ông không hề kiếm được một đồng xu nào trong cái máy tách hạt kia. Bởi v́ cái máy của Whitney mà người da đen gọi ngắn gọn là “ máy tách” ( gin) nhỏ gọn, dễ bắt chước và có thể ăn cắp mang đi dễ dàng. Cái cơ xưởng mà ông dùng để chế tạo máy lúc ban đầu đă bị cháy rụi và người đồng sự của ông cũng bị chết và ông cũng bị đưa ra ṭa. Tất cả tiền bạc kiếm được từ việc bán bản quyền đều dùng trong vụ kiện kéo dài khá lâu. Chỉ sau khi Whitney chết, người ta mới xác nhận chính ông là người là người đă phát minh ra cái mát tách hột đó.
          Bông vải xuất cảng tăng lên 3 lần trong 7 năm đầu sau khi Whitney phát minh ra cái máy. Số lượng tăng nhanh hằng năm cho đến ngày rơi vào khủng khoảng kinh tế năm 1839. Giá của một cân bông vải chỉ c̣n lại 5 xu. Trong thời kỳ đầu của cuộc Nội chiến bông vải c̣n giữ được giá và nông gia c̣n kiếm được tiền. Nhưng khi cuộc chiến càng ngày càng lan rộng th́ những cánh đồng bông vải gần như bỏ hoang, bom đạn cày lên đó. Cho măi đến năm 1913 th́ nền sản xuất bông vải mới thực sự hồi sinh. Hằng năm Georgia sản xuất khoảng 3 triệu bành ( 3 million bales annually). Rồi căn bịnh sâu cắn lá ( weevil) từ Mexico truyền qua. Georgia phải bỏ ra nhiều triệu đô la để tận diệt loại sâu này, nhưng kỷ nghệ bông vải không c̣n trở lại vị trí huy hoàng ngày xưa. Hằng năm chỉ c̣n sản xuất khoảng 500.000 bành, chỉ chiếm 4% trên tổng số lượng sản xuất trên toàn quốc.

 

Đậu phụng chiếm hàng số một.

         Ngày nay khoảng 10% dân Georgia là những nông gia so với 60 % vào năm 1920. Nhờ cơ khí hóa toàn bộ nên số nhân công xử dụng ít hơn nhiều so với những cánh đồng mênh mông và mức sản xuất cũng cao hơn. Cái kết quả này cho ta thấy rơ ràng trong việc sản xuất đậu phụng. Những trang trại ở Georgia đứng đầu trong cả nước với lợi tức hằng năm lên đến 50 triệu so với khoảng 660.000 mẩu tây canh tác, ngoài ra c̣n nhiều phó sản từ đậu phụng mang lại cho Georgia lợi tức lớn.
           Tiểu bang c̣n chiếm hàng đầu về cây hồ đào ( pecan).  
           Bắp cũng được trồng nhiều ở các quận và các trang trại. Những loại giống mới lai tạo càng lúc càng gia tăng sản lượng. Những loại lúa ḿ như yến mạch, hắc mạch cũng gia tăng. Có những nơi trồng thuốc là, những nơi sản xuất ra thuốc lá, x́ gà. Trên những cánh đồng ven biển người ta trồng hạt tiêu, dưa hấu và những nông phẩm khác. Những trại nuôi gà để lấy trứng và lấy thịt giúp cho trang trại tăng thêm lợi tức mà không cần thuê mưón nhiều nhân công. Georgia dẫn đầu nước Mỹ về sản xuất nhiều đàn gà con, khoảng 260 triệu gà con được tăng lên mỗi năm. Nơi có nhiều trại nuôi gà nhất ở Gainesville và vùng bắc của trung tâm Georgia.
           Cứ mỗi năm những ngọn đồi ở Georgia lại khoát lên  chiếc áo màu đỏ thắm, không phải đất trở nên màu đỏ như ở vùng Long khánh, Xuân Lộc mà là những cây cỏ 3 lá đổi màu và làm cho đất màu mở hơn lên và cung cấp thức ăn thật khoái khẩu cho đàn gia súc.

“ Ai lên xứ hoa đào..”

           Bảng số xe của Georgia có 3 chữ “ The Peach State” . Hoa đào ở đây chỉ để nhắc lại xứ Anh đào Đà lạt của quê hương Việt Nam, mà nhắc đến cái cái tiểu bang trồng rất nhiều trái đào ( peach). Trước đây Georgia chiếm giải quán quân sản xuất trái đào nhưng bây giờ phải tuột xuống hạng 3 nhường vị trí 1,2 cho California và South Carolina. Mùa thu hoạch đào cũng giảm xuống. Trung tâm sản xuất ở vùng tây nam của Macon, Fort Valley và vùng tây bắc.
             Táo cũng được trồng khá nhiều ở đây. Khoảng hơn 250.000 cây táo được trồng trong những trang trại và vườn cây mang lại một số lợi nhuận hằng năm rất đáng kể cho Georgia. Những vùng trồng nhiều nhất ở vùng đồi núi phía đông bắc của Blue Ridge Mountains, quận Rabun,..


    Tổng thống Jimmy Carter: 

            Ông sinh năm 1924 tại Georgia, có tên đầy đủ là James Earl Carter. Trước khi đi vào chính trị th́ ông ta là cai quản những khu trồng đậu phụng  và ông ta nổi danh là Vua đậu phụng của vùng Georgia. Năm 1976 ông đại diện cho đảng Dân chủ ra tranh chức Tổng thống với Tổng thống được đề cử là Gerald Ford của đảng Cộng Ḥa và ông ta đă đắc cử v́ đa số người Mỹ vẫn c̣n một ấn tượng không tốt với cuộc chiến tranh VN vừa chấm dứt và đảng Cộng ḥa. Tuy đánh bại đối thủ nhưng ông trở thành người bạn rất thân của ông Gerald Ford. Trong đám tang của ông Ford ông đă tham dự đầy đủ những nghi lễ tại California, tại Washington D.C và tại Michigan, nơi ông Ford được chôn cất tại quê hương ḿnh. Ông là một trong 4 vị Tổng thống c̣n sống.

 

Tổng kết :
             Từ năm 1932, pḥng thí nghiệm Herty Foundation được thiết lập ở Savanah do Tiến sỉ Charles H. Herty điều khiển. Ông đă bỏ ra gần như trọn cuộc đời để t́m kiếm những phương cách những rừng thông bạt ngàn ở phía nam. Qua nhiều năm t́m kiếm ông ađ4 t́m ra nhiều cách làm các loại bột giấy và tại những pḥng thí nghiệm hiện đại đă định chế và phân loại những loại giấy xử dụng sau này. Khoảng 80% giấy carton được xử dụng trên toàn nước Mỹ đều được chế biến tại các nhà máy giấy ở Brunswich, Macon, St Mary’s ở Savanah.
             Nói đến Georgia th́ phải nói đến những rừng cây có nhiều gỗ quí.
           Nói đến Georgia th́ phải nói đến một sản phẩm khá nổi tiêng trên khắp thế giới được sản xuất đầu tiên tại Georgia. Đó là nước ngọt Coca Cola hay Coke.
             Nói đến Georgia th́ phải nói những con sông dài có lưu lượng nước rất mạnh để xây dựng những đập thủy điện nổi tiếng như Allatoona Dam, Clark Hill Dam, Jim Woodraf Dam..
            Và c̣n rất nhiều điều để nói như phi trường Atlanta được coi là phi trường bận rộn nhất nước Mỹ mà quí Chiến hửu sẽ đặt chân tới. Atlanta có những cơ sở thể thao được liệt vào loại đúng tiêu chuẩn quốc tế để tổ chức Olympic mùa hè năm 2000..

           Chúng tôi mời các bạn về đây để tham dự Đại hội sinh nhật thứ 53 của Binh chủng và ngày kỷ niệm Chiến thắng Quảng trị lần thứ 35. Chúng tôi chân thành mời quí Niên trưởng và các Chiến hửu hăy một lần về dự hội TQLC tại Atlanta năm 2007.                       

 “ NĂM NAY CHÚNG TA VỀ  ..GEORGIA.”

MX KIỀU CÔNG CỰ

California 9/1/2007

 

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site