TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

 

 

           VÙNG TRỜI QUÊ BẠN

                                                               

                                                                                     Phan Công Tôn              

 


Nhân một chuyến đi nghỉ hè ở Toronto và thăm thác Niagara vào năm 1998, trên đường về vợ chồng tôi được vợ chồng Thái Văn Duy đến đón từ Buffalo đưa về nhà ở West Hurley, New York. Duy là người bạn thân của tôi thuở c̣n học ở Trung học Trần Hưng Đạo, Đà Lạt. Vợ chồng Duy và gia đ́nh rời Việt Nam từ năm 1975, đây là lần đâu tiên chúng tôi mới có dịp gặp lại. Dĩ nhiên chúng tôi được hưởng trọn vẹn niềm vui và tràn đầy xúc động trong lần tái ngộ này. Sau mấy ngày chơi ở nhà Duy và thăm thắng cảnh ở New York, vợ chồng Duy đưa chúng tôi xuống D.C. trên đường đi thăm các con ở Virginia Beach.

Nguyễn Văn Phán, người bạn cùng khóa và có một thời cùng chung đơn vị ở TĐ1/TQLC, đến đón chúng tôi tại một khách sạn ở D.C. và đưa về nhà. Khỏi phải nói, tôi và Phán gặp lại nhau cũng ví như cá gặp nước, thôi th́ biết bao tâm sự, biết bao kỷ niệm trải đầy …v́ Phán và tôi cũng là lần đầu tiên gặp lại từ sau 1975.

Trở lại D.C. lần này, có quá nhiều xúc động; ngoài Phán ra, tôi c̣n gặp lại Lê Văn Khánh, một người bạn thân với thật nhiều liên hệ. Tôi và
Khánh có duyên với nhau v́ tích lũy được rất nhiều cái “cùng”:

Cùng học chung ở Trung học Phương Mai, Quang Trung và Trần Hưng Đạo, Đà Lạt.
Cùng đi chung Khóa 9 Liên Trường Vơ Khoa Thủ Đức.
Cùng t́nh nguyện gia nhập TQLC.
Cùng đi học Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963.
Cùng ở lại VN sau ngày 30-4-75.
Cùng đi tập trung cải tạo ở miền Bắc.
Cùng chung một trại tù cải tạo năm cuối cùng.
Cùng được tha ra khỏi trại tù một đợt.

Khi ra tù, mạnh ai nấy “binh” đường vượt biên. Khánh đă bị bầm dập qua nhiều chuyến vượt biển không thành, tôi cũng đă từng “bỏ của chạy lấy người” 3 lần và lần thứ 4, thật may mắn:

Cùng một chuyến ghe vượt biên với Khánh từ Rạch Giá tới Thái Lan trong tháng giêng năm 1987.

Sau 7 ngày đêm “ngất ngư con tàu đi”, kể cả 2 ngày đêm ghe bị hư máy trong cơn băo và mạn ghe bị bể, nước tràn vào. Nhưng cuối cùng, vào khoảng 12 giờ khuya ngày thứ 7, ghe chúng tôi đă vào đến gần bờ vùng Songkla, một thành phố phía Nam của Thái Lan.
Khi c̣n cách bờ khoảng ba trăm mét, khi nhận biết được những di động của xe cộ trên bờ qua màn sương đêm, mọi người đều reo ḥ trong sung sướng.

Chú tài công lúc đó, có lẽ bị quá kích động, chăm chú quan sát trên bờ hơn là việc giữ tay lái, nhất là lúc đó biển đang gầm thét bởi những đợt “sóng cọp” dữ dội. Chiếc ghe bị quay ngang vừa lúc một đợt “sóng cọp” phủ chụp xuống, ghe nghiêng hẵn về một phía, lúc đó Khánh và tôi đang đứng trên mui ghe nên…cùng bị ném xuống biển.

Với bản năng sinh tồn, mỗi người tự t́m cách mưu sinh. Biển đen ng̣m. Nước lạnh căm căm. Tôi và Khánh bị lạc nhau trên biển. Tôi vật lộn với sóng biển để tránh tử thần nhưng vẫn không quên lâu lâu rờ vào túi áo bên trái để giữ cho một gói nhỏ không bị rơi xuống nước. Gói này đựng những vật kỷ niệm bằng inox tôi đă làm cho bà xă tôi lúc c̣n trong tù. Lo chống chỏi với sóng, với lạnh, không nhớ tôi đă lặn hụp trong sóng biển bao lâu v́ tôi hoàn toàn không c̣n ư niệm về thời gian, cuối cùng tôi vào được đến bờ.

Nằm nghỉ một hồi cho hoàn hồn, tôi chạy đi t́m Khánh. Tôi kêu “Khánh ơi! Khánh ơi!” thật to nhưng tiếng kêu của tôi bị át đi bởi tiếng sóng gầm dữ dội… Khi tôi chạy đến đầu cuối một cầu tàu dài hơn 30 mét, vẫn tiếp tục kêu tên Khánh, tôi nghe tiếng đáp yếu ớt từ bên dưới một chân cầu. Khánh đă bơi giạt vào chân cầu với thật nhiều vết cắt nơi bụng.

Chúng tôi lên bờ. Thoát chết. Chúng tôi chạy đi t́m chiếc ghe để biết số phận của những người trên ghe. Khoảng nửa giờ sau, chúng tôi t́m thấy số 26 người c̣n lại, kể cả phụ nữ và trẻ em đang tụ tập trên băi biển. Mọi người lạnh cóng, run cầm cập; không một ai lấy được hành lư và tư trang của ḿnh. Hầu như ai cũng bị xây xát, te tua nhưng rất may mọi người đều được sống sót. C̣n chiếc ghe th́ bị đánh giạt vào bờ và bị ch́m cách bờ vài chục mét với toàn bộ tư trang và “gia tài” của các thuyền nhân đi t́m tự do …

Cũng trong thời gian này, chúng tôi có dịp gặp lại một số bạn cùng Khóa 9 tại nhà Đinh Văn Cương ở Maryland, có những người bạn từ ngày ra trường đến lúc đó, đă hơn 38 năm mới có dịp gặp lại. Nói chung, chưa bao giờ chúng tôi được hưởng những giây phút đầy xúc động và đầy hạnh phúc như dịp tương phùng hiếm hoi này!

Nhưng trên hết tất cả những niềm vui và xúc động qua lần gặp lại các bạn, chuyến đi đến D.C. lần này đă gây một dấu ấn thật sâu sắc trong hồn tôi.
Tôi đă t́m được địa chỉ chính thức, rơ ràng và thật sự “gặp lại” một người bạn cũ mà đă hơn 31 năm nay h́nh ảnh của người bạn này đă chập chờn, ám ảnh và làm tôi ray rứt khôn nguôi…

Địa chỉ của anh là:
JOHN A. HOUSE II
Panel 22 E Line 87
“Bức tường đen”, Washington, D.C.


_***_

Khóa chúng tôi gồm 5 người, tất cả đều là Thiếu Úy: Lê Văn Khánh, Lê Văn Cận, Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Hấn và Phan Công Tôn (Trưởng toán).

Năm đó chúng tôi c̣n được may mắn với cái thú đi bằng đường hỏa xa, cuộc hành tŕnh xuyên lục địa khởi đầu từ nhà ga San Francisco, California. Sau 3 ngày đêm, chúng tôi đến nhà ga thành phố Quantico, Virginia vào một buổi chiều nắng đẹp vào tháng 4 năm 1963. Thành phố Quantico nằm về phía Nam của D.C. vào khoảng 35 dặm, nơi đây có một số trường huấn luyện, đào tạo các sĩ quan TQLC Hoa Kỳ và các quốc gia Đồng minh về các Khóa Căn bản TQLC, các khóa Tham mưu và các khóa chuyên môn khác. Chúng tôi thuộc Khóa Căn bản Sĩ quan TQLC Hoa Kỳ.

Theo sự sắp xếp của Trường, có một số đông khóa sinh ra nhà ga đón chúng tôi trong đó có Jack, tức là John A. House, người bạn cùng pḥng của tôi. Theo qui định của Trường, Jack có nhiệm vụ giới thiệu, hướng dẫn và giúp đỡ tôi về tất cả các sinh họat trong trường, kể cả việc học hành và các vấn đề liên quan ngoài xă hội, nhất là bước đầu bỡ ngỡ mới tiếp xúc với môi trường xa lạ.

Qua tiếp xúc và sinh hoạt mỗi ngày, nhất là cùng chung pḥng, cùng sàng sàng tuổi nhau nên chúng tôi trở nên đôi bạn thân. Jack hiền lành, dễ dăi, tế nhị, chừng mực và chân thật. Tôi rất ngạc nhiên với cái t́nh cảm rất đôn hậu và rất gần gũi với Á đông của Jack; về sau tôi rất thích thú khi biết được Jack có một cô bạn gái người Nhật tên là Amy, một cô giáo Tiểu học ở Oregon.

Jack bàn với tôi về kế hoạch của ḿnh: sau khi măn khóa, anh sẽ cùng tôi thay phiên lái xe về San Francisco. Chia tay nhau ở đó. Tôi trở về Việt Nam và Jack sẽ lên Oregon thăm Amy. Với kế hoạch này, bắt đầu tháng thứ 2 của khóa học, Jack xúc tiến biến cải cái xe truck đỏ của ḿnh. Tôi góp ư với Jack về cái sơ đồ biến cái xe truck không mui của anh trở thành cái “mobile home”, nhất là làm sao phải có một cái giường thật thoải mái để thay nhau nằm nghỉ sau những giờ lái mỏi mệt trên chặng đường xuyên lục địa trở về miền Tây. Thế là Jack h́ hục lao vào công việc, mỗi cuối tuần thay v́ nghỉ ngơi hoặc đi chơi, Jack lái xe ra một cái shop ngoài Mainside để thực hiện công tŕnh…

Công việc đang trôi chảy trong ṿng hơn 1 tháng th́ một hôm Jack rạng rỡ kéo tôi lên cafeteria của Trường để báo một tin vui: toàn bộ công tŕnh cải tiến xe truck sẽ hủy bỏ, Jack sẽ tiếp tục theo học một khóa lái máy bay sau khi măn khóa ở Quantico để trở thành một hoa tiêu TQLC/HK và một tin rất ly kỳ và rất hấp dẫn là Amy sẽ rời Oregon để chuyển về Quantico dạy học và hai người sẽ làm đám cưới trong ṿng hai tháng…

Đám cưới của Jack và Amy được tổ chức theo đúng chương tŕnh đă dự trù tại thành phố Baltimore, Maryland trong ṿng gia tộc và bạn bè thân thiết. Trong Trường, tôi là người bạn thân duy nhất được mời và đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được đóng vai chú rể phụ. Đám cưới được tổ chức rất ư là “ráp nối phi thuyền” và rất ư là Mỹ!

Tối thứ Sáu chúng tôi lên Baltimore tại một khách sạn đă dành sẵn cho tất cả mọi người của hai họ. Những người bà con sống ở các tiểu bang hoặc các thành phố lân cận sẽ lái xe về dự vào sáng hôm sau. Ngay cả cô dâu Amy cũng đến từ Oregon tối hôm thứ Sáu!

Đám cưới được tổ chức tại một nhà thờ vào buổi trưa Thứ Bảy và tiệc cưới tổ chức tại pḥng khánh tiết của khách sạn chúng tôi đang ở.

Đặc biệt là chú rể và chú rể phụ đều trong bộ lễ phục trắng TQLC.

Sáng Chủ Nhật mọi người chia tay nhau ngay tại khách sạn với những “ôm hôn thắm thiết” và những lời chúc an lành cho nhau. Mọi người xúm lại, phụ nhau khuân những món quà tặng chất đầy lên xe truck của Jack, những món quà đă được Jack lập danh sách liệt kê từ trước và cha mẹ, anh em, họ hàng và bè bạn đă tặng đúng theo nhu cầu của đôi vợ chồng mới.

Tôi lái xe truck của Jack, Amy và Jack ngồi bên cạnh, chúng tôi trở về Quantico. Khi đến Trường, tôi trở về khu Sĩ quan độc thân và sau đó Jack và Amy trở về nhà thuê cách Trường khoảng 5 dặm.

Theo qui định của Trường, sĩ quan nào lập gia đ́nh phải thuê nhà riêng để ở, do đó Jack không c̣n là người bạn cùng pḥng của tôi nữa. Tôi rất buồn v́ điều này mặc dù tôi có một anh bạn cùng pḥng mới, dĩ nhiên là không thân bằng Jack.

Khi c̣n ở chung với Jack, tôi đă tập cho Jack cái “French way” của tôi, nghĩa là khi tôi rủ bạn đi ăn, tôi trả tiền cho bạn; và lúc nào có thể, bạn rủ tôi đi ăn, bạn trả tiền cho tôi. Tôi không thích cái kiểu đi ăn chung mà mạnh ai nấy trả tiền, cái kiểu “American way”, coi không có t́nh chút nào cả. Jack chịu nghe lời tôi và vui vẻ áp dụng cái “Ton’s French way”, Jack thường chọc tôi như vậy!

Đến khi có vợ, ở riêng, cả Jack và Amy sợ tôi buồn nên cứ nài nỉ mời tôi ra nhà chơi, tôi tế nhị không muốn làm rộn cặp vợ chồng mới nhưng họ không chịu, do đó lâu lâu phải đi chơi chung. Chúng tôi làm một bộ ba thật là vui vẻ, đi ăn uống, xem phim, coi show, đi câu, đi picnic và có rất nhiều kỷ niệm trong mùa săn nai ở Virginia …V́ thường đi chơi bộ ba nên Jack đề nghị một phương thức mới cho “Ton’s French way”, Jack lư luận rằng, nếu luân phiên nhau đăi th́ tôi bị thiệt tḥi v́ tôi phải đăi cho hai người, trong khi đó hai vợ chồng chỉ đăi một ḿnh tôi; do đó Jack đề nghị cả ba người luân phiên đăi nhau cho công bằng. Cuối cùng tôi đành phải chấp thuận giải pháp “vui vẻ cả làng” đó! Chúng tôi càng ngày càng thân nhau hơn: vui vẻ, hồn nhiên và thật sự thoải mái trong t́nh bạn…

Nhưng rồi “ngày vui qua mau”, khóa học kết thúc, tôi phải chia tay các bạn cùng khóa, tôi phải giă từ Jack và Amy để trở về Việt Nam và tiếp tục tung vào vùng lửa đạn. Ngày chia tay thật là cảm động, chia tay bây giờ nhưng không ai dám hứa lời gặp lại. Jack khóc, Amy khóc và tôi cũng khóc.

Và từ đó, chúng tôi xa nhau!

Từ năm 1964 khi trở về nước, mặc dù chiến cuộc gia tăng và đơn vị triền miên tham gia hành quân khắp 4 vùng chiến thuật, tôi vẫn cố gắng duy tŕ liên lạc với Jack và Amy, dĩ nhiên với phương tiện duy nhất là thư tín.

Ngoài thư từ, h́nh ảnh gởi qua, lại cho nhau; chúng tôi cũng gởi và nhận của nhau những món quà tuy đơn sơ nhưng chất chứa trọn t́nh thương mến…

Thời gian Tiểu đoàn 1/TQLC đóng tại trại Yết Kiêu, Thủ Đức, tôi tắm tại hồ bơi trong trại, đánh rơi mất chiếc nhẫn TQLC tôi mua ở Quantico năm 1963. Khi biết được chuyện này, Jack và Amy nhờ một người bà con sang phục vụ tại Việt Nam chuyển cho tôi một gói quà trong đó có kèm một chiếc nhẫn TQLC. Anh này đơn vị đóng ở Nha Trang, không biết làm sao chuyển đến cho tôi nên cứ giữ ở đó.

Một năm sau phải đổi đi đơn vị khác, anh ta mới gởi gói quà này lại cho một ông Thiếu Úy Cảnh Sát Việt Nam ở NhaTrang và nhờ ông này t́m cách liên lạc với tôi. Vị Thiếu Úy này viết thư cho tôi biết sự t́nh. Tôi nhờ một người em ở Đà Lạt xuống Nha Trang nhận gói quà đó và gởi đến đơn vị cho tôi. Cuối cùng tôi nhận được gói quà này sau hơn một năm trời lưu lạc.

Và cứ đến mỗi mùa săn, Jack và Amy thường gởi cho tôi mấy miếng khô nai và 1 cái đuôi của con nai họ săn được trong mùa. C̣n tôi, lâu lâu tôi gởi cho Jack và Amy những món quà của địa phương mà tôi ghé qua trong các cuộc hành quân; như có lần tôi gởi cho họ các bảng tên khắc trên đá, đặc sản của vùng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng; hay những món quà làm bằng gỗ thông đặc sản của quê hương Đà Lạt khi tôi có phép về thăm nhà.

Có một lần tôi gởi cho Amy một bộ đồ gồm áo dài và một quần của phụ nữ Việt Nam. Đây cũng là một câu chuyện vui khó quên qua món quà đặc biệt này. Tôi đến nhà may Thiết Lập ở Sài G̣n nhờ mấy cô thợ may vẽ giúp ra giấy cách thức đo ni tấc như thế nào để có thể may cho Amy một bộ đồ VN, gởi bản vẽ đó qua cho Amy, Amy đo các kích thước cần thiết theo sự hướng dẫn, gởi trả lại tôi rồi tôi đem đến tiệm may thực hiện. Khi bộ đồ hoàn tất, tôi gởi sang cho Amy với lời dặn, bận vào rồi chụp ảnh gởi sang cho tôi để tôi xem có giống con gái VN không?

Ít lâu sau, nhận được thư Jack, cứ tưởng sẽ có ảnh, nhưng không phải. Amy thắc mắc hỏi: “Tôn ơi! Sao tôi bận bộ đồ này vào cảm thấy nó lỏng le và lạnh quá, lại nữa, tôi và Jack cứ bàn măi, không biết phải bận với loại đồ lót nào cho thích hợp?” Tôi phải bỏ công đi hỏi vài nơi để có câu trả lời thích ứng và ít lâu sau, khi nhận được xấp ảnh của Amy, trước khi bóc b́ thư, tôi h́nh dung sẽ được ngắm một thiếu nữ Sài G̣n. Nhưng khi mở ra, tôi ph́ cười v́ vừa bắt gặp một kiều nữ … Đông Kinh trong bộ đồ VN, v́ đo ni tấc theo lối hàm thụ, không chuẩn, không đúng kỹ thuật và không sắc sảo nên coi Amy rất ư là … ”miệt vườn” có cọng thêm một chút … cải lương!!!

 

Qua thư từ và h́nh ảnh, tôi được biết Jack đă hoàn tất các khóa huấn luyện để trở thành một phi công của TQLC Hoa Kỳ, và cuối cùng Jack quyết định không lái khu trục mà muốn trở thành một hoa tiêu trực thăng như hằng mơ ước.

Năm 1966, tôi nhận được hai tin vui: Amy vừa sanh được một cháu trai, đặt tên là Jason và Jack cũng vừa được thăng lên Đại Úy!

Đầu năm 1967, Jack thông báo cho tôi biết một tin quan trọng, tin này làm tôi mất ngủ mấy đêm liền v́ vừa vui mừng vừa sợ hăi: Jack t́nh nguyện sang phục vụ tại VN vài tháng trước lịch tŕnh ấn định! “V́ mong gặp bạn, nên tôi muốn sang VN sớm hơn”, Jack viết cho tôi như vậy.

Vài tháng sau Jack đến VN, Không Đoàn của Jack đồn trú ở vùng Phú Bài, Thừa Thiên. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc và vẫn chỉ qua thư tín. Chưa lần gặp mặt.

Jack kể cho tôi nghe về những phi vụ hành quân ở vùng Quảng Trị, Huế, Tây Nam Phú Bài hoặc Đà Nẵng.

Jack viết:”Tôn ơi! Mỗi lần bay qua các địa danh mà bạn thường nhắc đến, tôi nhớ bạn thật nhiều. Tôi nói với Amy là tôi rất mong gặp bạn. Rất mong đến ngày chúng ta cùng có phép để được về Sài G̣n chơi hoặc được lên thăm gia đ́nh bạn và quê hương Đà Lạt của bạn cho thỏa ḷng mong ước. Amy vẫn thường nhắc lời bạn ví von quê hương Đà Lạt của bạn, với những đồi thông bạt ngàn giống như vùng núi đồi xanh biếc của Oregon, nơi Amy có thời đă sống! Tôi tả cho Amy nghe những vùng băi biển thật đẹp mà tôi đă bay qua và thầm ước mơ: giải đất xinh đẹp dưới kia, kể cả vùng trời quê bạn sớm tới ngày có lại thanh b́nh!”…

Thời gian này Tiểu Đoàn 1/TQLC trở lại B́nh Định đợt 2, và một buổi chiều đơn vị dừng quân trên một đồi rừng dừa dưới chân đèo Phù Cũ, tôi nhận được thư của Amy từ Mỹ gởi sang. Một lá thư ngắn hơn thường lệ. Lá thư làm tôi sảng sốt và gần như điên loạn: Amy báo tin Jack đă bị pḥng không Việt Cộng bắn hạ trong một phi vụ hành quân khoảng 3 tuần trước đó. Amy được một người bạn cùng đơn vị Jack gọi về báo hung tin.

Amy rất đau khổ và bấn loạn trong nỗi sợ hăi kinh hoàng và chỉ c̣n biết cầu nguyện xin Thượng Đế che chở cho Jack, cầu mong Jack bị bắt sống làm tù binh để may ra được trao trả sau này! Amy nhờ tôi, nếu có thể, đến vùng Jack bị hạ để may ra t́m thêm được dấu vết hay tin tức ǵ về Jack.

Dù có muốn đi, tôi cũng không thể, v́ đơn vị đang hành quân vùng B́nh Định làm sao đến được vùng Gio Linh, Đông Hà như Amy gợi ư. Tôi vội vàng viết ngay một lá thư gởi cho vị Đơn vị trưởng của Jack, đây là cách khả thi duy nhất mà tôi có thể làm để biết thêm một số chi tiết liên quan đến số phận của Jack.

Hơn một tuần sau, tôi nhận được một phong thư thật lớn do vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng của Jack gởi đến cho tôi, ngoài thư chia buồn c̣n gồm tất cả những tài liệu liên quan đến cuộc hành quân của Jack như: phó bản của Lệnh hành quân, bản đồ và phóng đồ hành quân, những không ảnh chụp khi chiếc trực thăng bị rơi trong ngày hôm đó và một, hai ngày sau v..v..

Qua lá thư của vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng và các tài liệu đính kèm, tôi được biết thêm: Jack có nhiệm vụ thả một tiểu đội Trinh sát vào vùng hành quân, khoảng 15 cây số phía Tây núi Côn Tiên. (Tiểu Đoàn 1/TQLC đă từng hành quân và trấn đóng núi này khoảng hơn 1 tháng vào năm 1965 thay thế cho một đơn vị Thiết Kỵ Hoa Kỳ, núi này nằm về phía Nam khu Phi Quân sự; trong những ngày trời quang có thể thấy rơ ràng bờ Bắc sông Bến Hải).

Khi trực thăng Jack sắp đến băi đáp qui định th́ bị hỏa lực pḥng không của Việt Cộng hạ.

Theo lời kể của 2 chiến sĩ Trinh Sát c̣n sống sót và được cứu thoát vào ngày hôm sau ở một vị trí hơn 10 cây số phía Nam nơi trực thăng Jack bị rơi, th́ 4 nhân viên trong phi hành đoàn và 6 chiến sĩ Trinh Sát c̣n lại có thể đều bị chết v́ đạn pḥng không và các loại hỏa lực khác của địch và nhất là trực thăng bị bốc cháy khi rơi xuống đất.

Vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng c̣n cho biết là đơn vị cũng có gởi một hồ sơ y như vậy về cho Amy và theo báo cáo của đơn vị th́ Jack được ghi nhận là mất tích!

Khi được thư này, niềm hy vọng của tôi về việc Jack được cứu sống coi như lụi tàn. Mọi việc hầu như đă được kiểm chứng và xác nhận. Cái bách phân hy vọng Jack bị bắt sống vô h́nh chung bị rơi vào một con số thấp nhất. Tuy nhiên trong thư gởi cho Amy, tôi vẫn an ủi và mớm cho Amy một hy vọng nào đó dù rất mơ hồ!

Mấy tháng sau, trong khi đang hành quân ở Vĩnh Long, tôi nhận được thư của Amy. Amy cho biết hai mẹ con đang chuẩn bị để về quê ngoại của cháu Jason tại Hawaii. Tôi tự nhủ, ừ thôi cũng được, “tấn về Nội, thối về Ngoại” dù sao Amy cũng là người gốc Á đông và đă hành sử như một người phụ nữ Á đông! Và đây là lá thư cuối cùng của Amy. Và cũng là lá thư từ biệt…

Rồi năm sau, Mậu Thân, với những cơn lốc chiến trường, với 3 lần thương trận trong cùng một năm và là lần thứ 4 trong đời binh nghiệp. Và cũng khởi đi từ đó với những thay đổi, xoay chiều, tôi tức tửi bị giă từ mặt trận… và trở thành Sĩ quan Tham mưu thuộc Pḥng 3/Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC kể từ năm 1969 …

Rồi 30-4-75 đến. Ở lại. Bắt đầu một cuộc hành tŕnh mới với những năm tháng miệt mài qua các trại tù từ Nam ra Bắc. Những khi quá buồn khổ, những khi tinh thần chùng xuống, chùng đến đáy địa ngục của cuộc đời; tôi đă miên man nghĩ về các chiến hữu cùng đơn vị đă hy sinh. Họ đă thật sự rửa sạch nợ trần. Không c̣n vương mang chia ly, sầu muộn. Không c̣n phải chịu cơ cực, đọa đày của kiếp người trầm luân. Những lúc đó tôi mới cảm nhận được cái ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi như đang hóa thân vào vùng tan loăng, bềnh bồng của giải thoát và cứu rỗi …

Những lúc đó tôi nhớ đến Nguyễn Văn Dàng (cùng trường, cùng quê Đà Lạt, cùng đơn vị TĐ1/TQLC, đă tử trận trong năm Mậu thân 1968, vài tháng sau khi tôi bị thương).

Những lúc đó tôi nhớ đến Jack. Đặc biệt là Jack. Jack đă đến trên quê hương tôi một phần v́ nghĩa vụ, phần khác cụ thể và thực tế hơn đă làm cho Jack náo nức, trông chờ: đó là mong có dịp gặp lại người bạn cũ. Nhưng cuộc hẹn gặp đầy nghiệt ngă, đầy đau thương, đầy nước mắt và chỉ được kết thúc bằng chia ly và vĩnh biệt!

--- *** ---
Jack ơi! Măi đến hôm nay, tôi mới có dịp trở về thành phố này. Thành phố thủ đô mà 35 năm về trước tụi ḿnh từng có dịp rong chơi. Sao những kỷ niệm cũ dường như cuồn cuộn hiện về nơi đây, trong công viên buồn này, quyện với “bức tường đen” như câm nín, như chơ vơ, như lạnh lẽo!

Phản chiếu qua bức tường đen, tôi thấy bạn đang đứng bên những chiếc trực thăng và khu trục như những tấm ảnh bạn tặng tôi lúc c̣n huấn luyện ở Trường Phi Hành, nhưng sao mặt bạn buồn quá vậy? Tôi cũng thấy bạn đang bay trên vùng trời Đà Nẵng, Huế, Phú Bài, Gio Linh, Quảng Trị … Rồi lưới đạn pḥng không bay lên, trực thăng bạn trúng đạn, quay ṃng và rơi xuống. Lửa và lửa. Rồi phát nổ. Tôi đang đứng trên núi Côn Tiên, nh́n thấy bạn đó, nhưng tôi làm được ǵ để cứu bạn?

Jack ơi! Xác thân bạn đă trở thành tro bụi để rừng Đông Hà thêm xanh, và trên cao kia, vùng trời quê tôi vẫn c̣n đó và chắc bạn vẫn c̣n ước mơ như có lần đă viết cho tôi…”Giải đất xinh đẹp dưới kia, kể cả vùng trời quê bạn sớm tới ngày có lại thanh b́nh!

Tôi đứng đây nói chuyện với bạn qua lời độc thoại và tôi đang khóc! Những giọt nước mắt thương tiếc, nhớ nhung và ân hận. Tôi khóc như tôi đă khóc trong rừng dừa dưới chân đèo Phù Cũ năm nào. Tôi khóc như tôi đă khóc những năm c̣n vất vưởng trong tù mỗi khi nhớ bạn! Tôi khóc và tôi khóc… không để ư tới những tiếng động, những bước chân và những tiếng lao xao chung quanh của du khách.

Biết bao kỷ niệm hiện về … từ ngày đầu tiên bạn ra đón tại sân ga Quantico, những giờ học trong trường, ngoài băi, khu huấn luyện đoạn đường chiến binh, huấn luyện chiến thuật, xạ trường, hành quân đêm, “ba ngày chiến trận”, huấn luyện hành quân lưỡng thế và đổ bộ ở Norfolk, đám cưới của bạn và Amy, những dịp bộ ba đi chơi chung, và mùa săn nai rộn ră năm nào …

Tôi đứng đây với ngập tràn hồi tưởng …
Tôi muốn cám ơn Jack và Amy với tất cả những ǵ ḿnh đă có và cho nhau trong t́nh bạn thời tuổi trẻ.
Tôi muốn xin lỗi Jack v́ cái chết bi thương của bạn.
Tôi muốn xin lỗi Amy v́ Amy đă trở thành một góa phụ khi c̣n trẻ.
Tôi muốn xin lỗi Jason v́ cháu đă trở thành một đứa trẻ mồ côi cha.
Tôi muốn cám ơn và xin lỗi đến tất cả 58 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ có tên trên “bức tường đen” này. Quư vị đă đến giúp chúng tôi và đă hy sinh trên quê hương tôi.
Tôi cũng muốn cám ơn và xin lỗi đến tất cả các cựu chiến binh Hoa Kỳ đă đến phục vụ và sát cánh chiến đấu với chúng tôi. Quư vị may mắn c̣n sống trở về nhưng rất nhiều người trong quư vị đă bị thương tật hoặc vẫn c̣n mang bệnh “hội chứng sau Việt Nam”.
Tôi muốn cám ơn và xin lỗi tất cả …
Hôm nay, dưới bầu trời D.C. trong nắng hạ, tôi đứng đây trước “bức tường đen”, t́m được “địa chỉ” của bạn trong công viên buồn này.

Tất cả đều đă được xác định.

Những mơ hồ, khắc khoải đă theo sát và ám ảnh tôi trong suốt 31 năm qua có thể sẽ không c̣n lởn vởn, bềnh bồng. Nhưng những dày ṿ, những mất mát, những thương tiếc vẫn c̣n đó và vẫn c̣n đậm nét. Vết hằn đó vẫn c̣n và sẽ c̣n trong tôi cho đến trọn đời, Jack biết không?
Jack ơi! Chúng ta đă từng là chiến sĩ, cùng chung một chiến tuyến, cùng chung một ước mơ; nhưng ước mơ của chúng ta đă không thành.
V́ lẽ, sau hơn 23 năm ngưng tiếng súng trên quê hương tôi, giải đất và vùng trời kia vẫn c̣n đó.

Nhưng tiếc thay!
Vẫn chưa thật sự có lại thanh b́nh …


“Bức tường đen”, D.C., tháng 7/1998
Phan Công Tôn

 

                             

                          Mọi tin tức, bài vở muốn post trên wesite xin email  bixitrum@yahoo.com                  

 

                     

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site