TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

 

                               Trên cành trái chín đỏ yêu thương

                                                                                                                                                       Ngọc Thủy

    Tôi gặp lại ông, vị cựu Đại Tá TQLC Ngô Văn Định mà tôi có nhiều dịp tiếp xúc cách đây đă lâu, trong buổi lễ kỷ niệm 53 năm thành lập binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa được tổ chức vào trưa Chủ Nhật, ngày 30 tháng 9/2007 vừa qua tại nhà hàng Samkee ở San Jose. Tuy lần này trông ông già hơn và yếu đi nhiều so với mấy năm đầu lúc tôi mới gặp, nhưng trong tiếng lao xao chào hỏi nói cười của nhiều anh chị em thuộc các hội đoàn binh chủng khác như: Lực Lượng Đặc Biệt, Nhẩy Dù, Vơ Bị Đà Lạt, Biệt Động Quân, Thủ Đức Trừ Bị, Nữ Quân Nhân .v.v… cùng tới tham dự trong ngày lễ hội ngộ này đă thắp lên niềm vui được gặp lại những người anh em chiến hữu, để cùng sống và ôn lại quăng đời chiến đấu trên các mặt trận lẫy lừng của miền Nam Việt Nam trước 1975 khiến khuôn mặt ông chợt bừng sáng nét tươi vui hănh diện và lời nói ông khi gặp gỡ mọi người trong buổi tiệc hôm ấy đă truyền đạt lại sự cảm động lẫn bùi ngùi đang chan chứa trong ḷng vị sĩ quan TQLC đă xếp lại gươm đao, từ giă chiến trường xưa qua hơn ba mươi năm buồn lặng.

   Dịp nào mà tôi được quen biết đến ông ư? Đó là lúc xin được số điện thoại của ông, tôi gọi để hỏi thêm một số chi tiết về Trung tá Lê Hằng Minh khi chuẩn bị viết về tập sách Một Thời Để Nhớ, người anh hùng mũ xanh - Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn Trâu Điên vang lừng trong các mặt trận khói lửa miền Trung của thập niên sáu mươi ngày trước. Bởi ông là bạn đồng ngũ, cũng từng sát cánh với Tr/T Lê Hằng Minh trong nhiều trận tuyến khốc liệt.  

   Theo bố mẹ từ miền Bắc di cư vào miền Nam tự do năm mười chin tuổi, người thanh niên tên Ngô Văn Định đă gia nhập vào Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa sau đó một năm, và đă phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến suốt hai mươi mốt năm với qnăng đường dài chiến đấu cam go, luôn có mặt trong các địa trấn biên thùy gian lao và nguy hiểm như Tam Quan, Bồng Sơn, Kontum, Pleiku, Khe Sanh, Lao Bảo Hạ Lào, Gio Linh, Quảng Trị đến Đồng Tháp Mười Cà Mau, Đầm Dơi, Cái Nước, U Minh v.v… nên thường vắng xa nhà trong suốt thời tuổi trẻ, dù ông cũng có người vợ hiền cùng các con thơ hằng mong ngóng đợi chờ từ thành phố hậu phương.   

   Qua những lần tiếp xúc trên điện thoại, tôi có dịp đến thăm ông và được biết rơ hơn về hoàn cảnh hiện tại của ông. Tôi thật sự kính mến và xúc động trước tấm ḷng chung thủy, sự nhẫn nại và cách cư xử đậm sâu t́nh nghĩa đối với người vợ vướng phải  bệnh Alzheimer, là chứng bệnh nan y, bệnh nhân sẽ dần dần mất trí nhớ cho tới lúc không c̣n biết ǵ kể cả khóc hay cười cũng không thành tiếng, bởi chính tiếng nói người bệnh cũng không c̣n xử dụng được nữa th́ c̣n nói chi đến biểu lộ cảm xúc như người b́nh thường. Thỉnh thoảng tôi gọi đến hỏi thăm, ông thường hay bận không nói chuyện được lâu, dù ở nhà chỉ có hai ông bà. Hỏi ra, ông luôn phải để mắt quan tâm tới người bệnh không nói được nhưng vẫn sinh hoạt cá nhân như mọi người nên tất cả mọi chuyện từ cho ăn cho uống, cho đi vệ sinh, tắm rửa, gội đầu, thay quần áo, uống thuốc .v.v… ông phải làm tất cả mọi thứ ấy cho bà. Một ḿnh ông gánh chuyện ngoài bản thân c̣n phải lo như lo cho cả ba bốn người một lúc trong ngày. Công việc cực nhọc này đ̣i hỏi sự thương yêu tận tụy và hy sinh thời gian công sức rất lớn nên khó có người y tá nào có thể kiên tŕ đảm nhận được lâu dài, nên đă trở thành công việc chính của ông trong gần mười năm qua, ngày cũng như đêm, luôn cận kề túc trực bên người vợ yếu đuối cần thiết đến sự chăm sóc tận t́nh của ông hơn bao giờ hết.

   Tôi nghĩ đây là tấm ḷng đáng quư, một biểu tượng đẹp của sự thủy chung, một nét son vàng đậm đà t́nh nghĩa của người Á Đông mà hiếm khi chúng ta mới được chứng kiến, để thấy rằng trên cơi đời này c̣n có nhiều tấm ḷng đẹp đẽ và nghị lực mạnh mẽ để vượt qua được nhiều trở ngại của bi thương và bất hạnh. Dẫu trong hoàn cảnh khó khăn nào cũng vẫn giữ được sự trung hậu, nghĩa t́nh có trước có sau như lời ông tâm sự: “Dù ngày nay tôi có vất vả thế nào để chăm sóc cho bà nhà tôi, cũng là cách để đền bù lại những hy sinh tận tụy v́ thương yêu chồng con của bà trong những tháng ngày son trẻ. Là vợ của một người quân nhân luôn ở mặt trận, gần với cái chết mỗi giờ, hằng ngày, bà vẫn phải một ḿnh gánh vác chuyện nhà phụng dưỡng cha mẹ và nuôi dạy con cái thay tôi. Giờ chẳng may vợ ḿnh ngả bệnh, ḿnh phải hết ḷng thương yêu chăm sóc lại, điều đó là lẽ đương nhiên, đúng không cô Ngọc Thủy?!”. Tôi thực sự nghẹn ngào khi nghe lời tâm t́nh kể chuyện từ ông. Vâng có những người khi sống với nhau cũng rất mực thương yêu và tử tế, thế mà có lúc họ cũng phụ phàng nhau ngay khi c̣n khỏe mạnh và xinh đẹp, nói chi đến người vợ hoặc người chồng của ḿnh đă trở thành một phế nhân, gánh nặng, già nua héo hắt.

   Trong quá khứ, ông là người chiến sĩ hết ḷng với đất nước, là một cấp chỉ huy thao lược và cương nghị. Hăy nh́n các huy chương gắn trên ngực áo ông một thời, mà hôm nay ông rất tự hào đeo lại để tỏ bày long tri ân đối với Tổ quốc và Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă cho ông một thời cung kiếm dọc ngang, thể hiện chí hướng người trai trong thời chiến đấu cho chính nghĩa Tự Do và thêm một điều được nhắc nhớ lại những chiến công anh dũng mà ông đă cùng nhiều đồng đội chiến sĩ khác đă xả thân, đổi máu xương để ǵn giữ yên lành cho miền Nam tự do được hạnh phúc ấm no. Trên các tấm huy chương Anh Dũng Bội Tinh với ngành Dương Liễu và Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương này khắc ghi lại cả một vùng trời quá khứ thân yêu cùng bao bóng h́nh chiến hữu đă bỏ thây ngoài trận địa trên các chiến trường năm xưa. Đeo để nhớ về kỷ niệm một thời và tưởng kính đến bao người bạn cũ đă cùng ông sống và chết cho dân tộc Việt Nam thuở nào.

   Được biết những tấm huy chương này rất trân quư, đó là sự tưởng thưởng gía trị của quốc gia dành cho  người chiến sĩ qua những thành tích quả cảm. Khi tôi t́m hiểu thêm về những tấm huy chương mà ông đă có, làm nền tảng vinh dự cho đời binh nghiệp vị đại tá Lữ Đoàn Trưởng của L/Đ258 của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Tôi mới biết tới những hy sinh gan dạ của ông lúc chiến đấu v́ ông đă bị thương tới bốn lần trong những trận đánh lớn dành lại từng tấc đất tự do cho miền Nam thân yêu. Và tới hai lần ông đă chịu đựng sự thương tích rất nặng mà nếu không nhờ ơn trên che chở chắc rằng ông đă thành khói bụi sa trường, vĩnh viễn nằm yên trong ḷng đất mẹ từ lâu.

   Khi quê hương nghiêng ngả, gia đ́nh ông cũng theo lớp sóng người tị nạn Cộng sản lên tàu ra biển khơi. Đến được bến bờ Tự Do từ năm 1975, ông và gia đ́nh cư ngụ nơi miền biển ấm San Diego . Vài năm sau (1978) th́ dọn về sinh sống ở Bắc Cali, hai ông bà vẫn tiếp tục đi làm để dưỡng nuôi con cái gồm một người con trai và ba cô con gái, ăn học đến nơi đến chốn như bao bậc cha mẹ suốt đời hy sinh cho con.

   Những tưởng khi con cái lớn khôn, hai ông bà sẽ có thời gian chắp cánh lại những ước mơ là được hưởng niềm hạnh phúc toàn vẹn bên nhau, bởi điều ước mơ nhỏ nhoi là thế cũng chưa đến gần được bao nhiêu. Thời trẻ th́ ông làm tṛn bổn phận người trai đối với đất nước đang thời khói lửa, là người lính xa nhà đi chiến đấu. C̣n bà ở trong song cửa đợi chờ, vai mang gánh nặng thay ông làm con, làm mẹ lẫn làm cha, lo lắng tứ bề cho gia đ́nh chu tất. Tới Hoa kỳ, xứ lạ quê người, các con c̣n nhỏ dại, bổn phận làm mẹ cha phải lo bảo bọc trong ngoài, ông bà lại ra sức gồng gánh những công việc t́m kế mưu sinh. Mười mấy năm vất vả, chưa kịp ngồi xuống để sống đôi ngày nghỉ ngơi thoải mái bớt lo toan th́ bà lại mắc bịnh đớn đau, trí nhớ dần bay xa, mang theo hết những kỷ niệm, nhận thức và xúc cảm về tất cả những thân yêu gần gũi bên cạnh, kể cả những vỗ về ôm ấp cháu con là phần máu thịt của ḿnh, nhưng âu yếm thân quen của người chồng tri kỷ.

   Khi thành người bệnh, bà chỉ c̣n biết nằm hay ngồi một chỗ, thanh âm cũng không c̣n phát ra tiếng nói để được nói những lời thương yêu cần thiết của con người hoặc bày tỏ được những cái đau đớn nhức nhối phát ra từ thân bệnh khổ. Gặp các con, chỉ lóe lên được chút ánh sáng của t́nh mẫu tử thiêng liêng, là gịng nước mắt ứa ra hoặc nụ cười chỉ nhếch được đôi môi… rồi lạc hồn, lặng lẽ ngậm câm trong vô cảm vô thức, đớn đau.

   Thỉnh thoảng có những buổi sáng tôi gọi điện thoại thăm th́ nghe giọng ông có chút vui vui: “ Tôi vừa cho chị ăn, vừa uống thuốc xong, Nào, hôm nay có chuyện ǵ vui ngoài cộng đồng, cô kể cho tôi nghe với…”. Từ gần mười năm qua, với bệnh trạng của người vợ như thế, ông đă nghỉ việc, ít khi nào dám rời xa khỏi nhà v́ lấy ai săn sóc bà khi ông đi vắng. Không những thế, ông c̣n dành thời gian t́m kiếm những sách viết về căn bệnh quái ác của bà, để t́m hiểu nghiên cứu thêm về cách thức chăm sóc bà sao cho tốt hơn. Ông không đi đâu cả, chỉ quanh quẩn trong nhà, trong vườn, trông nom vợ, xem xét lại những diễn tiến bệnh trạng luôn luôn, để ư từng việc đo nhiệt độ, đo máu cho bà hằng giờ hằng ngày. Lâu lâu có việc quan trọng như buổi lể họp mặt kỷ niệm của binh chủng mà họ tôn trọng và quư mến ông như người anh cả, ông mới nhờ người y tá đến lo cho bà tạm một buổi thay ông.

Có khi tôi gọi ông thăm ông nhằm buổi chiều hoặc giờ tối, đôi lúc giọng ông khan đục v́ nhiều lo lắng, hay mệt mỏi: “Tôi mệt quá cô ạ, chỉ muốn ngủ thiếp đi thôi...”. Giọng ông không có nụ cười, giọng ông như gịng nước mắt đang chẩy xót thương vợ. Có đôi lần tôi hỏi ông, cực nhọc thế sao lâu lâu không nhờ các con ông phụ giúp trông nom một tay. Th́ với giọng buồn buồn, ông lại trả lời: “Đứa nào cũng bận rộn đủ thứ công việc cô ơi. Nhờ th́ các cháu sẽ làm ngay thôi, v́ rất thương mẹ, có ḷng hiếu thảo với bố mẹ nhưng tôi thông cảm không muốn san xẻ trách nhiệm cho các cháu v́ bao nhiêu chuyện chúng phải lo cho cuộc sống, công việc, gia đ́nh con cái… Tôi gắng lo cho chị một ḿnh cũng được thôi, cô à”. Ôi, tấm ḷng của người cha, lúc nào cũng giang rộng t́nh thương yêu bao dung và che chở. Dù vất vả với công việc hằng ngày nhưng ông luôn tự hào về những người con ngoan của hai ông bà, nay đều thành đạt trong cuộc sống và hạnh phúc trong gia đ́nh. Tôi nghĩ đó cũng là ân đức của hai ông bà đă sống thật tốt lành gieo gương mẫu cho con cháu. Tôi thực sự cảm phục và kính mến nên viết  một bài thơ nhỏ, tặng ông trong lần đến thăm đă lâu:

“ông lăo già lụm khụm
đẩy xe vợ đi chơi
ông vẫn nở nụ cười
và vợ ông cũng thế…

 hỏi thăm: đời dâu bể
ông, người lính-tàn-binh
v́ quê hương điêu linh
đưa gia đ́nh qua Mỹ…

 những đứa con khôn lớn
như chim đủ cánh lông
học xong rồi đi xa
có gia đ́nh hết cả… 

vợ ông ngày tàn tạ
ông đă… hết xuân th́
được cái ở Hoa Kỳ
áo cơm không lo lắm… 

tự do và no ấm
ông có ở quê người
sáng đẩy vợ đi chơi
chiều tưới cây, đọc sách… 

đời lính chưa vất vưởng
chỉ đời người vất vơ
ông không biết làm thơ
nhưng thở dài nhiều lúc… 

ông kể và tôi khóc
chuyện thật chẳng có ǵ
trên đất nước Hoa Kỳ
sao nghe buồn chi lạ! 

   Căn nhà gơ cửa lúc nào cũng có người ra mở, đó là ông. Căn nhà của hai vợ chồng được gần gũi sống cạnh bên nhau lúc tuổi già sau khi trải qua bao cách xa v́ thời cuộc, nhưng nay chỉ như là chiếc bóng bên nhau, một của người không c̣n nhận biết được những hiện hữu chung quanh ḿnh, có chăng là ánh mắt đằm thắm xót xa của ông, khuôn mặt thân quen luôn luôn bên cạnh cùng sự nâng đỡ của ông. Hai người thật đấy nhưng chua xót làm sao, chỉ một ḿnh ông c̣n lại với bao nỗi thương cảm ngậm ngùi, đôi khi tâm hồn thấy tiêu điều, quạnh quẽ trong tháng ngày lặng lẽ. Bao giây phút hạnh phúc ấm êm cùng tiếng cười của người vợ thân yêu như c̣n măi hút xa… đâu đó rồi!

   Đôi khi là thế nhưng bổn phận hằng ngày vẫn cho ông hạnh phúc v́ c̣n sức khỏe để lo cho người vợ bất hạnh, để các con an ḷng là mẹ đă có bố bên cạnh thương yêu chăm sóc. Khi nhắc về bà với tôi, ông hay thường nói: “Chị Nhung hôm nay khỏe hơn hôm qua”. Hoặc: “Hôm qua thấy các con về thăm, bà ấy tuy không nói được ǵ nhưng hay cười, sắc diện nom tươi tỉnh ra”. Hoặc có lần ông gọi tôi đến nhà hái những trái hồng tươi. Tôi ngạc nhiên và thích thú khi nh́n thấy hai cây lớn trồng nơi góc vườn, một hồng ḍn, một hồng mềm rất sai trái, trĩu quả trên cành, ông khoe với sắc mặt và giọng nói vui vẻ: “Chúng tôi dọn về căn nhà này bao nhiêu năm là hai cây hồng này bấy nhiêu tuổi đấy cô. V́ chị Nhung đă chọn mua rồi trồng hai cây hồng lúc mới về đây. Ngày trước khi c̣n tỉnh táo và những năm hồng c̣n hiếm qúy, chị Nhung rất sung sướng khi đến mùa, hái xuống đem biếu tặng bạn bè, người thân quen, họ hàng hay hàng xóm láng giềng… “. Chưa nói dứt câu, giọng nói ông bỗng chậm buồn, ánh mắt như lạc vào măi tận đâu, hay trước mắt ông vừa hiện ra h́nh bóng vui tươi khỏe mạnh của bà ngày trườc, h́nh như đang thấp thoáng trong tàn lá dài đổ bóng mát rợp râm cả một khoảnh vườn êm ắng… Và trái hồng trên tay tôi vừa mới hái dường như cũng đang tỏa mù́ thơm lan đến tận trong hồn. Mú thơm của trái cây chin đỏ t́nh yêu thương, đậm màu son sắt chân thành, đẹp đẽ làm sao!

Ngọc Thủy