TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

                                                                                                                  

                           Phiếm vui, đời Thủy quân lục chiến không.. già.

                                                                                            Quái Điểu Trần văn Minh

Dân thủy quân lục chiến chúng tôi, thật không dám tự khen, nhưng đúng là con nhà ṇi. Nhớ tiền nhân xưa nói, nhưng không biết cụ nào đây, Cao Bá Quát? Nguyễn Công Trứ? Hay ai đă để lại cho con cháu, trong đó có dân thủy quân lục chiến chúng tôi noi theo câu: “ngũ thập niên tiền, nhị thập tam..” Vâng, năm mươi năm trước.. năm mươi năm trước, câu nói rất lạc quan, yêu đời, v́ chúng tôi của 50 năm trước c̣n non choẹt, mặt búng ra sữa, trẻ măng, nhưng hôm nay, ai cũng đă cao tuổi, mà nhất định không chịu.. già.

Già sao được mà già, coi ḱa, tác phong c̣n nhanh nhẹn, sức c̣n thừa, nên bệnh tật nó có nằm vùng trong thân thể, nay đắp mô chỗ này, mai giật xập chỗ kia, thế mà các cậu.. lăo nhà ta vẫn cười ‘mỉm chi cọp’, chắc sợ cười lớn, miệng há ra, người ta thấy hết, thấy cả cái tuyến pḥng thủ của một góc con người đă tùy nghi di tản, bỏ trống, nhỡ địch nó đột nhập th́ sao! Nên hôm nay về dự đại hội, mặc quân phục vào, trông c̣n oai phong lắm lắm, trông phía sau, cứ ngỡ như:
“em mười sáu tuổi, trăng mười sáu,
mười sáu trăng tṛn em biết không?”
                          Thơ Nguyên Sa?

 Nhưng nếu em quay mặt lại th́ con số mười sáu nó cũng xoay ngược theo, thành sáu mươi, và em gái sẽ thẹn thùng nghe anh khẽ hát:
“nếu anh c̣n trẻ như xuân trước,
 quyết đón em về sống với anh,
 những khi chiều vàng phơ phất đến,
 anh đàn em hát níu xuân xanh.”
                         Thơ Hoàng Cầm.

Thủy Quân Lục Chiến Victoria Australia


 Vậy nên đâu ai có chịu ḿnh già đâu.Vâng, nhất định là không già, v́ ḱa hễ ngồi riêng lẻ th́ không sao, chứ ngồi chung là vẫn c̣n chọc ghẹo nhau, cũng vẫn chuyện tiếu lâm tuôn ra như M 60 nhả đạn và những tràng cười kèm lẫn tiếng ho. Nói đâu cho xa, mấy chiến hữu của tôi ở miệt dưới này đây, gia đ́nh Cọp biển Victoria, có hơn chục mạng, xin kể ra đây mấy vị c̣n trẻ mà bệnh nó đă cài đặt vào trong cơ thể hồi nào mà đâu có hay, nên kẻ viết ngẫu hứng có làm bài thơ như sau:

Bệnh nằm vùng.

Thần tiễn giờ đây đái tháo đường. (Sơn)
Lôi hỏa tà tà, đau nhức xương. (Bắc)
Quái điểu cánh x̣e, vai gối mỏi. (Minh)   
Sói biển thần kinh, thương nhớ thương. (Tây)

Anh nghé con con, nối kiếp ṇi. (*)
Hàm răng trên dưới gỡ mất toi. (Hùng Anh)        
Hùm xám, Ḱnh ngư gần bẩy bó.      
Quanh quẩn mà qua cổ lai rồi!  (Thịnh, Dũng, Vinh)  
 
Nói cọp biển già, nhất định không.   
Xương cốt ta đây, cứng như đồng.
Chú bệnh nằm vùng, mau mau cút.
Kẻo mà ông chết, chết với ông!(*)

Chuyện cổ xưa kể về trí khôn con người mà trâu cười gẫy hết hàm răng trên..

Hay:

Thần tiễn giờ đây,
tiểu đường, tiểu muối!
Lôi hỏa nhiều tuổi,
đau nhức tà tà.
Quái điểu nhà ta,
gối chùn vai mỏi.
Sói biển bối rối,
thương nhớ thần kinh. |
Nghé cũng hết xinh,
rung rinh răng lợi.
Hùm xám nhức nhối,
đạn nhói trong thân.
Ḱnh ngư phân vân,
tay chân lỏng lẻo.
Bệnh ơi hăy xéo,
vui ǵ mà theo.
Ông bực ông đèo,
cho mi nhăo nhẹo.

Ôi bệnh nó áp dụng chiến thuật: (trường kỳ kháng chiến ông ạ!) Giống như ngày ta c̣n nhỏ, bị người lớn hơn bắt nạt, đương nhiên ta bé ta đành nín chiụ, nhưng trong ta nuôi chí lớn để trường kỳ mai phục, đợi khi ta đủ lớn và người ăn hiếp ta đă già hề hề. Giờ ta hiên ngang xông ra và ông cụ lờ đờ chỉ c̣n ú ớ, đỡ ǵ nổi nhỉ?

Hôm nhà em đi gặp niên trưởng Đốc Tờ MD. MX. Trần Xuân Dũng v́ những cái bịnh xoàng xoàng, nhà em than thở, sao giờ này hơi tí là xổ mũi, hắt x́ hơi. Chẳng bù cho những ngày c̣n mặc áo lính, ăn bờ, ngủ bụi. Đêm mưa ầm ầm cứ poncho quấn ngủ tỉnh bơ, cầu bệnh để được nghỉ sao mà khó thế, cứ như trâu cui. Giờ ḿnh đă sống qua một thời gian dài, thấy ḿnh lớn tuổi bịnh nó xông ra chăng?

Thế mà, giờ này các anh cựu binh gặp nhau vẫn c̣n vui vẻ lắm, cứ ngỡ như ta vẩn thủa nào! Hôm vừa rồi đi dự đại hội, xe chạy thâu đêm, xe vừa chở người, vừa chở hành lư, kể th́ chật thật, có ngủ nghê ǵ nổi đâu, v́ ngủ sao nổi mà ngủ! Ngủ mà phải ngủ kiểu bà nó ơi! Chân co, chân duỗi, khi bó gối, khi rút lên cho đỡ mỏi, đầu gối chọc vào lưng người ngồi trước, 69 ngược đầu, ngược đuôi, thôi th́ 36 kiểu, kiểu nào cọp biển nhà ta cũng chơi! (ngủ) Đă thế, rồi lâu lâu lại giật ḿnh cùng phá ra cười v́ các anh lính già thổ tả kể chuyện tiếu lâm. Thế mà lên đến nơi, gặp chiến hữu, mà nào có quen ǵ thân lắm đâu! Ấy thế mà cứ như ruột thịt, chuyện tṛ không dứt ra được, mà người nào, người nấy trông vẫn tỉnh như sáo.

Đến địa điểm đại hội, vẫn c̣n đùa nghịch, rượt đuổi, rồi trêu nhau. Có cái này hơi lạ, cứ dấu đầu nó lại ḷi cái đuôi ra, đấy là những khi kể chuyện với nhau về gia cảnh. Chẳng ai tra tấn ǵ nhá, mà lính nhà ta cứ tự động khai ra, ai mấy cháu nội, mấy cháu ngoại, coi ṃi hănh diện lắm. Chỉ có vài niên trưởng v́ nhiệm vụ đi giữ nước, vận đen nước mất, địch nó thù dai mang đi tù mút chỉ. Nay trở về, “nợ nước chưa xong đầu đă bạc.” Không lẽ cứ ở không? Nên lập gia đ́nh trễ và con lớn cũng mới bằng các cháu út của các chiến hữu khác. Buồn th́ không buồn, nhưng đă hơi bị tréo cẳng ngỗng.

Ông Ó biển nhà tôi chứ ai xa lạ ǵ, kể lại chuyện đến trường học nơi vợ làm cô giáo có chuyện cần, nói với nhau vài câu rồi đi. Ông ra khỏi lớp, một em học sinh hỏi cô giáo: Ba của cô đến thăm đẩy phỏng? Ối giời đất ôi, các cháu học sinh bị bé cái lầm! Đấy là tuổi tác vợ chồng Ó biển nhà tôi c̣n chưa chênh lệch đến độ mà: “gọi bố th́ ngượng, gọi anh th́ kỳ đâu nhá.” V́ đi với nhau cũng c̣n xứng đôi vừa lứa lắm. Chẳng qua là mắt thiên hạ có vấn đề, v́ người Á châu ḿnh ai mà đoán trúng được tuổi. Chẳng vậy mà: ra đường em vẫn c̣n son, về nhà em đă năm con cùng chồng đấy à.

Giờ lại c̣n đi đâu cũng có cặp. Hôm dự đại hội, từ Queensland xuống ông Khúc Vượng, Đàm Trung B́nh, dung dăng dung dẻ với các chị ấy như sam vậy. Hỏi ra mới biết, giờ “anh ở đâu th́ em đó” chẳng ǵ cũng là để chăm chút miếng ăn cho chàng, v́ mấy cha bác sĩ họ cứ cấm ăn cái này cái nọ, cũng như nhắc chàng làm nhiệm vụ..uống thuốc, chứ chẳng phải do lo sợ anh là lính đa t́nh đâu. Chứ mà chàng đa t́nh thật, cũng khó mà một kèm một, chàng sẽ kiếm đủ mọi cách, nào cấm quân, cấm trại, hay anh đêm nay trực ban, sĩ quan trực th́ sao mà về nhà  được nhỉ?

Có một điều buồn…cười là các vị phu nhân, do quen miệng chăng? Giờ này cứ một điều: “ông nhà tôi” hai điều: “ông nhà tôi thế này, thế khác” nghe cứ như tự thú trước b́nh minh. Thấy “thường vụ Bắc” cứ lo cho anh em nào đồ trận, nào đồ đồng phục, tôi cứ lo có một ngày như bài hát của nhạc sĩ Nhật Ngân: rồi có một ngày vv. thường vụ nhà tôi tự nhiên tháng tháng gọi anh em đến rồi phát cho mỗi thằng mấy viên Viagra để thay thế đạn yểm trợ (Ổng ở pháo binh mà) nữa th́ đúng là bỏ bu!

Chứ ai lại: “lậy ông tôi ở bụi này!” Có phải sài nó th́ cũng lén mua chứ nhỉ? Chứ ai lại công khai phát, công khai nhận, nếu vậy th́ thế gian họ đồn ầm lên là mấy anh cọp biển chúng ḿnh giờ: “công không ngủ nữa à!” Miệng dân lính mũ xanh là lém lắm, có hết đạn th́ cũng cứ nói: “lính nhà ta chiến đấu suốt đêm ấy chứ, chiến đấu đến khi partner đầu hàng!” Cho đúng với câu: “Trẻ ngày bắn hai ba phát, ǵơ già một phát bắn hai ba ngày (cẩn thận mà).” Để đúng với câu: “anh hùng tử chứ chí hùng nào tử.” Và xin phép các Đại bàng, Niên trưởng và các chiến hữu, mũ xanh nhà em xin kết thúc với câu nói rất khí khái xằng(?) rằng: “già thời già mặt già mày, chân tay già hết, mà chỗ này c̣n non.” Nên đă là thủy quân lục chiến, th́ măi măi là thủy quân lục chiến. Nhất định không về Quân..cụ.

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site