TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

 

            NHỚ BẠN BÈ  TRÊN CHIẾN TRƯỜNG XƯA

                                                                                                                                                    Mũ Xanh Phan Tiến

         Đă từ lâu tôi có một ước nguyện là trở lại thăm chiến trường xưa của vùng hỏa tuyến, nơi mà tôi đă tham dự những trận chiến ác liệt nhất của mùa hè 1972, nhớ lại từng bước chân đi, những t́nh cảm trong hoàn cảnh mà cái sống và cái chết gần nhau trong gang tấc, sau đó  được thắp nén nhang cho các đồng đội đă nằm xuống nơi đây v́ lư tưởng, cầm súng chiến đấu để bảo vệ miền Nam tự do trước đây.

Chiếc máy bay Air Bus A340 rời khỏi phi đạo của phi trường Seattle  vào lúc 2 giờ sáng. trễ mất 1 tiếng đồng hồ. Đáng lư ra chuyến này khởi hành lúc 1 giờ sáng ngày thứ Tư 28 tháng 2 năm 2007.

Ngồi trên máy bay tâm trạng của tôi không sao diễn tả được, niềm vui pha lẫn những xót xa cho cuộc hành tŕnh về thăm lại chiến trường xưa nơi vùng hỏa tuyến. Vui v́ sẽ được đến những nơi mà ḿnh ước muốn, chắc chắn sẽ không dằn được sự xúc động với h́nh bóng những người bạn đồng đội xông pha lằn tên mũi đạn dù thời gian đă hơn 35 năm trôi qua nhưng trong kư ức vẫn như thuở nào.

Sau 13 giờ trên không trung, máy bay đáp xuống phi trường Đài Loan. Hành khách về Việt Nam phải đợi tại pḥng khách gần 2 giờ để sau đó lên chiếc máy bay Airbus 321 của hảng hàng không quốc doanh Việt Nam và rời phi đạo vào  lúc 8 giờ sáng (giờ Đài Loan).

Ngồi trên máy bay quốc doanh Việt Nam, ḷng tôi phập pḥng, chẳng chút an tâm, nhưng không c̣n cách lựa chọn nào khác nên đàng phó thác cho trời đất. Đang vẩn vơ suy nghĩ mông lung, chợt có lệnh cho biết phi cơ chuẩn bị đáp xuống phi trường nội bài Hà Nội. Khi chiếc phi cơ dừng lại, hành khách thở phào, những ưu tư trên đường bay không c̣n ám ảnh trong tâm trí.

Tôi thuê xe taxi với giá 10 đô la từ phi trường vể khách sạn ở phố cổ. Tôi ở lại  đây 2 ngày, và sau đó mua vé đi “tour” thăm vùng đất, nơi mà cách đây 36 năm, vào lứa tuổi đôi mươi, trước sự xâm lăng của Cộng sản, xếp bút nghiên, khoát chinh y,  tôi cùng các đồng đội cầm súng để bảo vệ miền Nam thân yêu. Lần đầu tiên không có kinh nghiệm, tôi cứ nghĩ rằng đi “tour” với một chiếc xe đại khái như xe bus ở đây, nhưng người hướng dẫn đă đưa tôi tới một chiếc xe đ̣ từ Hà Nội vô Đông Hà. Trên xe cũng có mấy người khách ngoại quốc, tôi thầm nghĩ là Tây ba lô. Xe đ̣ chật chội, ngột ngạt, nên chuyến đi thật mệt mỏi. Tài xế giăng vơng ngủ cả trên xe. Rời Hà Nội lúc 7 giờ tối và đến Đông Hà 6 giớ sáng ngày hôm sau. Đi vào ban đêm, tôi không ngắm được hết cảnh vật suốt lộ tŕnh, cơn mệt ru tôi ngũ đến khi người phụ tài đánh thức tại bến.

Người hướng dẫn du lịch đợi trước cửa xe, anh ta đưa tôi vào một nhà hàng để dùng điểm tâm và thưởng thức cà phê
- Tôi tên Cường, phụ trách tuyến du lịch ở Đông Hà., khoảng 8 giờ mới có xe đến rước.

 Thị xă Đông Hà so với thời gian 36 năm về trước có nhiều thay đổi. Nhớ lại khi ra trường tôi được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên, bổ sung ra hành quân tạm trú ở tiền trạm trong căn cứ Đông Hà, ngày hôm sau theo xe tiếp tế đến Cùa. Từ sân bay Mai Lộc, trực thăng chở tới các bộ chỉ huy tiểu đoàn bảo vệ căn cứ hỏa lực như Holcom, Sarge  hoặc đỉnh Bá Hô. Trong cuộc chiến bảo vệ tự do, thị xă Đông Hà gần vùng phi quân sự về hướng Bắc, và là điểm tiếp liệu vận chuyển đến Cam Lộ, Mai Lộc hoặc xa hơn nữa là Khe Sanh. Thị xă có 2 khu phố buôn bán sầm uất, được gọi là thành phố của lính v́ có sự hiện diện các đơn tổng trừ bị như Dù, TQLC hoặc địa phương như Sư đoàn 1, Sư đoàn 3, Thiết giáp…Sau ngày cưởng chiếm miền Nam 1975 đến nay, đă 32 năm qua, hai khu phố trở thành những khách sạn, nhà hàng, buôn bán phục vụ du khách, chủ nhân toàn là cán bộ, quan chức của nhà nước xă hội chủ nghĩa, chỉ rất ít người dân cố cựu c̣n ở thị xă thôi.

Sau một giờ ngồi chờ ở nhà hàng, tôi bước lên một chiếc xe du lịch loại 25 chổ ngồi trông rất khang trang. Trên xe hầu như hoàn toàn người ngoại quốc, đa số là những cựu chiến binh Mỹ đă từng chiến đấu ở Đông Hà và Khe Sanh trước 1973. Đây là tour đi thăm viếng Gio Linh vùng DMZ (vùng Phi quân sự trước năm 1973), và cầu Hiền Lương, rồi trở về quốc lộ 9, Khe Sanh, chỉ có tôi là người du khách Việt Nam độc nhất trong cuộc hành tŕnh này.

Khi xe vừa lăn bánh trên cầu Đông Hà, ḷng tôi dâng lên một niềm xúc động mănh liệt, tại đầu cầu này vào đầu tháng Tư của 35 năm trước, một trung đội của Tiểu Đoàn 3 TQLC đă dùng hoả tiển M.72 bắn chận không  cho chiến xa T.54 vượt qua cầu. và Tiểu Đoàn 3 đă giữ vững thị xă trong tầm đại pháo 130 mà Cộng sản bố trí ở bờ Bắc sông Bến Hải.

Cầu Bến Hải trước năm 1954

      cầu mới được tu sửa lại

Tới cầu Hiền Lương xe quay lại trên quốc lộ 9, người dân sống dọc theo đường hầu như toàn là người vùng cao. Dân sống rất cơ cực, nghèo đói. Khi xe dừng tại điểm nghỉ chân, một số trẻ em tuổi độ 6 tới 12 chạy tới xin tiền. Tôi hỏi một số người dân bán hàng rong, họ cho biết

- Chúng tôi sống vào các cây cà phê, nhưng làm sao đủ nên phải buôn bán thêm cho những khách du lịch đi thăm viếng, Cuộc sống chúng tôi rất khổ cực, thiếu thốn

Một người khác hỏi tôi

- Ồ! Ông là người Việt Nam, sao ông cũng đi tham quan à!

Tôi trả lời

- Tôi đi t́m lại h́nh ảnh bạn bè ngày xưa của tôi

Tôi tự nhủ chắc hiếm người Việt Nam từ hải ngoại về đi tour trên lộ tŕnh này.

Những người bán hàng nói tiếng Mỹ rất giỏi, một lẽ đơn giản là khách đi tour là khách ngoại quốc và cựu chiến binh quân đội Đồng Minh trong cuộc chiến chống cộng sản.

Khi xe tới  Khe Sanh, khách du lịch được đưa vào thăm căn cứ do họ tạo dựng. Thật ra khi tốt nghiệp măn khóa tôi không có tham dự ở chiến trường này nên tôi chẳng có khái niệm hoặc h́nh ảnh nào về vùng đất ở đây. Họ đă xây một bảo tàng viện về chiến trường Khe Sanh, cho tu bổ lại những lô cốt, vài khẩu pháo 105 và 155, một chiếc trực thăng UH1 và một chiếc Chinook H.46. Sau gần hai giờ quanh quẩn, xe chở tới nhà hàng cách thung lũng Khe Sanh nửa giờ lái xe  để dùng bữa ăn trưa mà du khách phải trả tiền. Sau đó xe quay trở ngược về Huế.

Xe rời quốc lộ 9 xuôi về Nam trên quốc lộ 1 , Niềm xúc động dâng lên trong ḷng tôi, những h́nh ảnh trước kia từ từ hiện ra trước mặt tôi.

- Căn cứ Ái Tử, thấp thoáng dăy đồi phía xa là căn cứ Phượng Hoàng (Pedro), nơi mà Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng TQLC đă đánh một trận oanh liệt, cũng là nơi Thiếu tá Đoàn đức Nghi tiểu đoàn phó Tiểu Đoàn 1 cùng một số Mũ xanh của hai tiểu đoàn 1 và 6 đă hy sinh.

- Ḍng sông Thạch Hản nơi trao trả tù binh năm 1973, tôi có tham dự cùng với Đại Bàng Phu Nhân (189) Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 TQLC.

- Đại lộ kinh hoàng, nơi mà cộng quân đă nă pháo và bắn vào những người dân vô tội chạy tản cư. Thêm một tội ác ghê tởm của Cộng sản sau vụ giết người tập thể vào Tết Mậu Thân 1968.

- Cầu Mỹ Chánh năm 1972, thời gian đó tôi ở Tiểu đoàn 2 mà Tiểu đoàn trưởng là Đại Bàng Nguyễn xuân Phúc Robert lửa. và tiểu đoàn 2 đă phá sập cầu khi đơn vị cuối cùng về bờ Nam. Kể từ lúc đó đây là tuyến pḥng thủ cuối cùng.

Trời sập tối, tôi thấy lờ mờ nhà cửa xây dọc hai bên đường. Ḍng sông Mỹ Chánh vẫn trôi lờ lửng như năm nào, nhưng có ai biết chính ḍng sông này 35 năm vể trước, Đại Bàng Cao Bằng Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369 TQLC đă khẳng khái nói với người cố vấn Hoa Kỳ là chúng tôi không lui đi đâu nữa, và ông thề rằng không có một Cộng quân nào vượt qua được ḍng sông này. Lời thề đó đă được minh chứng khi hai sư đoản Tổng trừ bị Nhảy Dù và TQLC qua sông tiến về Quảng Trị và cuối cùng Sư đoàn TQLC đă cắm ngọn cờ vàng ba sọc đỏ trên cổ thành Đinh Công Tráng ngày 15 tháng 9 năm 1972.

Trong khi đang hồi tưởng lại những chiến tích xưa, xe đă tới Huế mà tôi không biết. Xe qua cầu Trường Tiền đến khách sạn 3 sao do bộ đội kinh doanh. Khách sạn trông có vẻ tươm tất, sau khi nhận pḥng, tôi có nhờ cô tiếp tân mướn dùm chiếc xe du lịch, tôi dự tính ngày mai sẽ thật sự đi thăm những nơi mà trước đây 35 năm, tôi đă chiến đấu bên các đồng đội, để bảo vệ mảnh đất miền Trung khô cằn nghèo khó này.

Tôi thăm thành phố Huế về đêm, ḍng sông khang trang, khách sạn và nhà hàng rất nhiều, mục đích cho khách du lịch. Có những con đ̣ dành cho du khách trên ḍng sông Hương để thưởng thức Ca Trù Huế, Ḥ Mái Nh́.. trong khung cảnh trăng thanh gió mát. Những con đ̣ ngày xưa không c̣n nữa, chánh quyền làm đẹp bộ mặt của thành phố, nhưng thay vào đó những tệ nạn đầy trên đường phố, từ cầu Gia Hội tới chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền. Ba mươi hai năm không c̣n chiến tranh, người Cộng Sản vẫn chưa tạo được cuộc sống cơm no, áo ấm cho người dân, những tệ trạng càng tăng làm tôi có cảm tưởng thành phố Huế hiện nay cuộc sống xô bồ, không c̣n cái vẻ Cổ Kính thơ mộng, đáng yêu như trước năm 1975.

 

(Phần 1) trong chuyến về thăm lại chiến trường xưa.

Mũ Xanh Phạm Tiến TĐ8 TQLC  .

 xem tiếp đoạn 2

 

                                                       

                                                              E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site