TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

 

 

NHỮNG NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY !

                                                                                                 

TQLC tại Đà Nẳng cuối tháng 3 năm 1975                     ảnh của Trần Khiêm

                                                                                                                                                                        Captovan

Your browser may not support display of this image.

      “Hằng năm cứ vào tháng Tư, súng ngoài đường nổ nhiều, và trên không có những ông bắn loạn th́ ḷng tôi lại hoang mang chuyện chiến trường”.

      Cụ  Thanh Tịnh ơi, xin phép cụ cho con cọp-dê đoạn văn tuyệt vời của cụ viết về “Ngày Khai Trường” để con thưa với quư vị có chức rằng nếu quư vị có viết về những nỗi buồn tháng Ba, nỗi nhục tháng Tư th́ xin đi vào nơi súng nổ, viết những ǵ xẩy ra tại chỗ, chứ đừng ngồi ở hậu phương “tam sao thất bổn” đi trên mây mà nổ, nổ như sấm khiến cho người nghe bị điếc tai.

      Mỗi người trong chúng ta đều có những kỷ niệm đau thương tháng Ba và nỗi nhục tháng Tư năm 1975. Đau thương th́ t́m người đồng cảnh để mà chia xẻ hầu mong vơi nỗi sầu, v́ thế những câu chuyện về ngày tháng cuối cùng của QLVNCH đều hấp dẫn, nhờ đọc những bài viết này mà chúng ta mới thấy được toàn cảnh bi đát từ hậu phương ra chiến trường.

      Nhờ  được đọc bài viết của KQ “Tam Bạch Mai” th́ người ta mới biết những ǵ xẩy ra vào những ngày cuối tháng 4/1975 tại phi trường Tân Sơn Nhất. Một ông thái tá kể rằng ông ấy toát mồ hôi, cúi mặt xuống lầm lũi chen vào đám đông đàn bà trẻ em để trốn toán QC đang đi kiểm soát giấy tờ quân nhân bỏ ngũ! Một toán toàn là những ông lớn, chen chúc xô đẩy nhau để vào DAO, nhưng mấy tên MP Mỹ đếch biết phép lịch sự, đưa dùi cui ra cản các ông lại và chỉ vạch rào kẽm gai ra cho một ông lon lớn hơn chui vào, thế là mấy ông bé đi-em ông lớn! Nhờ ông Mỏ Neo viết, chúng tôi mới biết những ngày cuối cùng ở bến Bạch Đằng các quan tranh tầu, hết tầu th́ đành ôm “ghe”! Nghe sao mà buồn thế.!

      Trong  thời điểm đó, những người lính BB, TG, ND, BĐQ, TQLC v.v.. đang chiến đấu tại mặt trận, dù là vào giờ phút cuối cùng, họ vẫn chia nhau từng viên đạn, dựa lưng vào nhau mà chiến đấu và bao nhiêu chiến sĩ đă gục xuống ngay ṿng đai thủ đô khi tông tông “một ngày” ra lệnh đầu hàng.! Những giây phút căng thẳng nguy nan và hào hùng đó đó in sâu vào tâm khảm mỗi người lính, họ không bao giờ có thể quên được, dù mười, hai mươi, ba mươi năm sau, những nỗi đau đó như vừa xẩy ra, như c̣n nh́n thấy máu đang chẩy ra từ xác đồng đội bên cạnh!

      Tất cả những giây phút bi hùng đều được các anh kể lại, đó là những tài liệu quư giá, sống động và hằng năm cứ độ tháng Tư về là những bài viết này lại xuất hiện trên các tạp chí và trên các báo điện tử rồi người nọ chuyển cho người kia qua điện thư để cùng nhau ôn dĩ văng, kiểm điểm hiện tại và hướng về nhiệm vụ tương lai. Xin cám ơn những tác giả và các vị có thiện chí đă phổ biến những tài liệu này. Nhưng cũng rất buồn là có nhiều người “đi trên mây”, những người tưởng ḿnh có Thiên-Lư-Nhăn, viết trên trời dưới đất, tệ hơn nữa là có những nhà văn sao chép, “tham khảo” những kư sự chiến trường để xào nấu thêm gia vị tương hành tỏi ớt dầu mè muối mỡ để thành bài viết của chính ḿnh rồi đem phổ biến rộng răi hơn bài viết chính gốc! Hành động thiếu tự trọng này đă làm méo mó h́nh ảnh người lính cầm súng, tai hại hơn là bóp méo lịch sử, thật đáng trách.

      Các anh HQ, KQ, TG, BB, ND, BĐQ v.v.. đă đọc và chắc đă t́m thấy những điều sai trong các bài viết này so với thực tế của các anh tại các mặt trận và nếu thấy những “quả bom” nổ bậy này th́ đă có ai lên tiếng, tháo những ng̣i nổ này chưa? Riêng đối với TQLC, tôi rất thích thú đọc các “tài liệu” được phổ biến này, nhất là những phần có liên quan tới binh chủng để xem có ǵ lạ không, nếu thấy có điểm sai th́ cũng chỉ thở dài về tài liệu bất tín này chứ chưa một lần lên tiếng cải chính, v́ một phần các bài viết này không rơ xuất xứ, tên và địa chỉ tác giả không có mà chỉ có tên người “ŕ-bốt” nên chúng tôi nghĩ rằng có lên tiếng cũng không thay đổi được những ǵ họ đă sáng chế nên cho qua luôn

      Nhưng càng ngày th́ những “cương ẩu” càng nhiều mà lại là những chi tiết có thể làm giảm giá trị các bài viết chính, chẳng ích ǵ cho những người muốn tham khảo, v́ vậy cực chẳng đă chúng tôi phải lên tiếng góp ư. Thí dụ như ông bạn dân nọ viết về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đăng trong đặc san Cảnh Sát, không hiểu tác giả này có đi theo ông Sáu không, hay tham khảo ở đâu mà khẳng định ông “Sáu-Lèo” bắt tên VC Bẩy Lốp tại G̣ Vấp?

      Tác giả có thể thêm gia vị cho bài viết, nhưng một sự kiện quan trọng như vậy mà viết sai th́ nên sửa lại hàu khi in sách để cho bài viết c̣n gía trị. Là người tham dự cuộc hành quân này nên tôi xin góp một chi tiết sau đây:

      _ “Trung đội 42/ĐĐ.4/TĐ.2/TQLC của Thiều úy Kiều Công Cự bố trí bao vây phía sau chùa Ấn Quang tại ngă ba Nguyễn Duy Dương-Bà Hạt và họ đă bắt tên Bẩy Lốp này khi hắn từ trong chùa chạy ra. V́ hắn mang súng K54 và có bản đồ trong tay nên Thiếu úy Cự đă giao lên cho đại đội, ĐĐT Vũ Đoàn Doan giao lên tiểu đoàn, TĐT/TĐ.2 Đồ Sơn Ngô Văn Định đă giao tên Bẩy Lốp (xem h́nh) lên cho Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Vậy tên Bẩy Lốp bị TĐ.2/TQLC Trâu Điên bắt tại Chợ Lớn chứ không phải ở G̣ Vấp.      Your browser may not support display of this image.

      Trên diễn đàn tổng hội Vơ Bị, một người đă phổ biến bài viết có tựa đề : “25/3/75 Quân khu 1 rút khỏi Huế” của báo diện tử “Thời Chinh Chiến”, tôi vội vào xem với hy vọng biết thêm được những chi tiết quan trọng khác. Bài viết đề cập đến các SĐ/BB., TQLC, BĐQ, TG v.v.. Tôi không nói về các đơn vị bạn mà chỉ xin trích dẫn một số chi tiết mà bài viết nói về TQLC như sau:

        Những biến cố xảy ra trong hành tŕnh rút quân.

      1/ Theo ghi nhận của Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC, do lệnh rút quân quá nhanh, các đơn vị không có thời gian chuẩn bị nên kế hoạch rút quân đă không thể thực hiện theo đúng thời biểu. Cũng theo lời Thiếu Tướng Lân, khi Trung Tướng Trưởng quyết định cho rút quân khỏi Thừa Thiên và thành phố Huế th́ TQLC có Lữ Đoàn 369 đang hoạt động tại chiến trường này. BCH/LĐ.369 đóng tại căn cứ Tân Mỹ ở cửa Thuận An, 2 tiểu đoàn đang pḥng thủ tại pḥng tuyến An Lỗ, tiểu đoàn thứ 3 đang pḥng thủ phía Bắc quận Hương Điền và ở phía Nam sông Mỹ Chánh.

      2/Trước t́nh h́nh đó, nhiều đơn vị đă tự t́m cách rút quân bằng phương tiện tự túc. Một đơn vị TQLC rút theo QL1 để vượt qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng đă bị Cộng quân phục kích chận đánh và bị tổn thất nặng. Một số đại đội và BCH/LĐ 369 do Đại Tá Lương chỉ huy, từ Thuận An đi bộ dọc theo bờ biển để về hướng Đà Nẵng. Trên đường đi đoàn quân đă được LCU và tàu Hải Quân vào đón.

      3/ Một tiểu đoàn TQLC và một số đơn vị Bô Binh cũng rút theo đường biển, nhưng khi đến phá Tam Giang ở cửa Hiền th́ gặp phải con sông chắn ngang quá rộng, trong khi phía bên kia sông do bị Cộng quân chiếm giữ, một số chiến binh quyết vượt qua sông nhưng đă bị tử thương do đạn Cộng quân bắn sang.

      Không thấy ghi tên tác giả hay ghi chú trích dẫn từ đâu mà một đoạn viết chưa kín một lá mít đă có quá nhiều điều mơ hồ và sai bét sai be những sự kiện quan trọng. Là một TQLC làm việc trong TTHQ/SĐ, không những phải nắm vững t́nh h́nh các đơn vị trong binh chủng mà c̣n phải biết rơ đơn vị bạn, v́ thế tôi xin phép thưa với quư độc giả những cái “ấm-ớ dớ-dẩn” của người viết đoạn trên:

      a/ Vào thời điểm 25/3/75, LĐ.369/TQLC của Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc, (chứ không phải của Đ/tá Lương) gồm các TĐ.2, TĐ.6, TĐ.9 đă đi chuyển vào Đà Nẵng thay thế cho ND hơn tuần lễ rồi. C̣n LĐ.147/TQLC của Đại Tá Nguyến Thế Lương gồm các TĐ.3, 4, 5 vả TĐ.7 th́ được Tư Lệnh Tiền Phương QĐ.1 ra lệnh rút theo đường biển, nhưng chỉ có một tàu HQ vào đón được thương binh và BCH/LĐ mà thôi, c̣n 4 tiểu đoàn tác chiến cùng các Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Sử, Phạm Văn Tiền, Phạm Cang và Đinh Long Thành th́ bị “trồng” giữa băi cát, bắn hết đạn, tứ bề là nước, tứ bề thọ địch rồi bị bắt.!

      b/ Không có một đơn vị TQLC nào rút theo QL1 vượt qua dèo Hải Vân mà bị địch phục kích chận đánh tổn thất nặng cả.

      c/ Không có một tiểu đoàn TQLC nào vượt cửa Tư Hiền ở phá Tam Giang. Cửa Tư Hiền nào mà ở phá Tam Giang ư? Cửa Tư Hiền nào mà c̣n có con sông?

      Từ  những mục a, b, c, tôi xin phép “thưa” với tác giả như thế này:

      Một vị tư lệnh sư đoàn không thể nào nhầm lẫn vị trí của các đơn vị trực thuộc được, nhất là cấp lữ đoàn hay trung đoàn. Làm sao Thiếu Tướng Bùi Thế Lân lại nói là LĐ.369 trong khi thực tế là LĐ.147! Làm sao Thiếu Tướng Tư Lệnh lại nhầm lẫn giữa 2 vị Lữ Đoàn Trưởng Nguyễn Thế Lương và Nguyễn Xuân Phúc được! Giả dụ nếu ông tư lệnh có nói với tác giả th́ chắc chắn lúc đó tác già này quên vặn máy trợ thính về “on”. Viết như thế mà lại gán cho đó là: “ theo ghi nhận của Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, TL/SĐTQLC” ư!!!.

      Từ  những minh chứng cụ thể viết sai này, chúng ta không ngạc nhiên là có những tác giả v́ lợi ích riêng hay v́ tư thù mà viết gán ghép cho những vị tướng, những cấp chỉ huy trong quân đội đủ điều thối nát mà không đưa ra được chứng cớ, kể cả chuyện pḥng the mà không dám nói lúc đó họ nằm ở đâu.!

      Cũng vẫn là chuyện Đà Nẵng di tản, một bài báo dười tựa đề “Đà Nẵng Di Tản, Những Giờ Phút Cuối Tại Băi Biển Mỹ Khê” đă được đưa lên các diễn đàn, trong đó có Tổng Hội Vơ Bị và Tổng Hội TQLC. Đối với TQLC th́ quá dễ để đánh giá thực hư nên chỉ trong giây lát, bài báo này đă biến mất. C̣n các nơi khác tôi nghĩ nó vẫn c̣n tiếp tục “bị” đọc nên tôi xin góp ư với quư độc giả.

      Bài viết: “Đà Nẵng Di Tản- Những Giờ Cuối Tại Băi Biển Mỹ Khê” của phóng viên Trần Khiêm đăng trên Việt Báo Thứ Sáu ngày 5/2/2008, cuối bài báo có ghi bốn chữ “trích bởi Hoàng Phúc”. Toàn bài viết có quá nhiều chi tiết cần xem lại, tôi chỉ xin trích nguyên văn một vài đoạn như sau đây:

      1/ Cho đến chiều tối ngày 29 tháng 3 năm 1975 anh Khiêm cùng một số tướng lănh và quân đội mới lội ra biển Mỹ Khê để lên tàu vào Nam, trong số 12 tướng lănh có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.

      2/ Hồi tưởng cuộc di tản đau thương từ Đà Nẵng, Trần Khiêm cho biết là chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975,Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và 11 vị tướng khác có mặt tại Đà Nẵng đă họp tại Quân Trấn để đặt kế hoạch giữ Đà Nẵng theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong khi ấy th́ các Sư Đoàn Dù, Sư Đoàn TQLC, Sư Đoàn 2 rút khỏi Quảng Trị, Thừa Thiên và tập trung về Đà Nẵng. Phiên họp tại Quân Trấn Đả Nẵng đă giải tán lúc 6 giờ chiều ngày 28/ 3/75 th́ mạnh ai nấy t́m cách về nhà đưa vợ con di tản.

      3/ Anh Khiêm kể: “Chiều ngày 28/3, tôi đến quân cảng ĐN, cầu Trịnh Minh Thế để chờ tàu, tại đây tôi gặp một đơn vị pháo 155m/m thuộc Sư Đoàn Dù do đại úy Sa chỉ huy được lệnh xuống tàu về Sàig̣n bảo vệ thủ đô, nhưng theo tôi biết th́ đơn vị pháo này không bao giờ xuống tàu v́ tàu không cập bến.

      4/ Sau khi không có tàu, anh Khiêm và đại Úy Sa t́m cách đến băi biển Mỹ Khê, tại đây anh chứng kiến cảnh hỗn loạn mà đau buồn. Theo anh Khiêm th́ tại băi biển Mỹ Khê có đến khoảng 5 Sư Đoàn quân và 12 vị tướng lănh chờ đợi tàu đi đến di tản vào Nam trong một cơn hỗn loạn đau buồn của tháng 3/1975. Cuối cùng vào khoảng nửa đêm th́ HQ cho tàu há mồm vào bốc đi ..

      Theo bài báo này giới thiệu th́ phóng viên Trần Khiêm làm việc cho ABC và CBS tại vùng I chiến thuật và là  phóng viên duy nhất c̣n sót lại tại Đà Nẵng vào những ngày cuối cùng của tháng 3/75.

      Tôi chưa hề được gặp phóng viên Trần Khiêm và người “trích” Hoàng Phúc nên chúng tôi không có ǵ phiền hà nhau, nhưng v́ làm việc ở trung tâm hành quân sư đoàn (SĐ/TQLC) tại căn cứ Non Nước (sân bay Non Nước) Đà Nẵng từ 21/3/75 đến sáng ngày 29/3/1975 nên tôi thấy cần góp ư với phóng viên Trần Khiêm về những chuyện liên quan tới TQLC, để phóng viên kiểm chứng lại, kẻo tác phẩm của ông sẽ bị ảnh hưởng không hay. Nếu sách có bị giảm giá trị th́ không thành vấn đề, đó là chuyện của cá nhân ông, nhưng lịch sử sai lệch th́ không nên và nhất là những quân nhân trong cuộc, dù là cấp tướng hay cấp binh, dù c̣n sống hay đă hy sinh họ sẽ buồn lắm v́ những sai lệch này.

      Không cần phải là người chứng kiến những sự việc xẩy ra, mà bất cứ độc giả nào chỉ cần liếc qua đoạn 1 và 2 ở trên là đă thấy tiền hậu bất nhất về việc tác giả cùng 12 vị tướng, trong đó có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng lội ra tàu! Lúc th́ chiều 29/3/75, khi th́ chiều 28/3/75!

      Trở  về sự kiện “12 tướng lănh và Tướng Ngô Quang Trưởng”:

      1/ 12 vị tướng ư?Tướng lănh ở đâu ra mà nhiều thế, có tới 12 ông? Họa chăng là tướng “quảng lạc”! Theo hồi kư “Can Trường Trong chiến Bại” của Tướng Thoại th́ có vị tướng tên Lạc thật, tư lệnh phó của Tướng Trưởng th́ ngài đă về Saigon lo việc riêng từ mấy ngày trước rồi!

      Nếu phải kể tên các vị tướng ở Đà Nẵng vào thời điểm nguy nan này th́ ai cũng xác định được danh tánh chắc chắn như sau: Trung Tướng Tư Lệnh QĐ.1 Ngô Quang Trưởng, Tr/Tướng TLTP/QĐ.1 Lâm Quang Thi, TL/HQ P.Đ.Đốc Thoại, TL/KQ Tướng Khánh, TL/SĐTQLC Tướng Bùi Thế Lân, TL/SĐ.1BB là Tướng Điềm,TL/SĐ.3BB Tướng  Hinh. C̣n TL/SĐ.2BB là Tướng Trần Văn Nhựt th́ không vào Đà Nẵng mà ông điều binh ra cù lao Ré. Vậy c̣n vị nào nữa xin tác giả làm ơn kể ra cho đủ một tá.

      2/ “Chiều ngày 28/3/1975, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và 11 vị tướng khác họp tại Quân Trấn Đà Nẵng”!

        Đúng. Chiều 28/3/75 các vị tướng họp, nhưng họp tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại căn cứ Tiên Sa trên bán đảo Sơn-Trà chứ không phải ở Quân Trấn Đà Nẵng. Không phải Tướng Trưởng họp với 11 vị tướng mà Tướng Trưởng chỉ họp với Tướng Lâm Quang Thi, Bùi Thế Lân, Hồ Văn Kỳ Thoại và Nguyễn Duy Hinh, chỉ có 4 ông thôi. Giữa con số 4 và số 11 chênh lệch là bao nhiêu nhỉ?

       Các tướng lănh đang họp th́ VC pháo kích vào Đà Nẵng, lúc đó vào khoảng 9 giờ tối. Đạn pháo kích rơi vào sân bay trực thăng của các vị tư lệnh đậu làm một số trực thăng bị hư không bay được nữa, trong đó có trực thăng của TL/TQLC. Các vị tướng lănh lần lượt rời pḥng họp để trở về đơn vị của ḿnh. V́ không c̣n trực thăng, không c̣n phương tiện di chuyển nên TL/HQ và TL/SĐTQLC đă phải đi bộ men theo sườn núi để xuống bờ biển gọi tàu HQ vào đón và vẫn liên lạc bằng vô tuyến với đơn vị.

      Riêng Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là một trong những vị tướng rời pḥng họp sau cùng, ông dùng trực thăng bay đi đâu, tới đơn vị nào th́ chúng tôi không biết nhưng vào khoảng 12 giờ đêm th́ Trung Tướng TL/QĐ.1 đáp trực thăng xuống trước TTHQ/SĐTQLC tại sân bay Non Nước và ông ở với TQLC cho tói 7 giờ sáng ngày 29/3/1975. (Sau đó Tướng Trưởng đi đâu tôi sẽ nói tiếp).

      Những chi tiết kể trên c̣n được xác định bởi 2 nhân chứng sống tháp tùng theo Tướng TL/SĐTQLC khi ông đi họp tại BTL/HQ ở Tiên Sa là bác sĩ Phạm Vũ Bằng (Bằng Phong) trong bài viết “Những Người Lính Bị Bỏ Rơi” và âm thoại viên là Tiểu Cần trong bài viết “Tháng Ba Buồn Hưu”.

      Nếu phóng viên Trần Khiêm viết như ở mục số 2:

      Phiên họp tại Quân Trấn Đà Nẵng giải tán vào lúc 6 giờ chiều ngày 28/3/1975, mạnh ai nấy về nhà lo cho vợ con di tản”

      ..Th́ tác giả (hay người trích) đă xử tử, xử bắn, đâm lưỡi lê sau lưng, quăng lựu đạn M26 để kết liễu mạng sống quư vị tướng lănh này quá nhanh, quá sớm trước khi VC pháo kích. Nói rẳng các vị tướng họp để giữ Đà Nẵng theo lệnh của Tổng Thống, Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội mà lại tự động giải tán không lư do, mạnh ai nấy về nhà lo cho vợ con di tản th́ quả thực các ông đă phỉ báng các tướng lănh và độc giả quá mức! Quá mức! Quá sức tưởng tượng.

      Trở  về giờ phút cuối của Trung Tướng TL/QĐI tại Đà Nẵng:

      Trung tâm hành quân SĐ/TQLC nằm tại sân bay Non Nước, cách bờ biển chừng hơn trăm mét, là một hầm nổi làm bằng nhiều lớp bao cát, rất chật chội, vừa đủ để nhân viên TTHQ làm việc và giới chức có thẩm quyền ra vào theo dơi. Khi tới phiên trực, tôi vừa bước vào th́ trông thấy một người mặc quân phục Bộ Binh, ngồi trên ghế bố, tôi bực ḿnh đưa tay chỉ ông BB này và toan mở miệng hỏi “Tại Sao” th́ Thiếu Tá Trần Vệ, người hạ phiên đưa ngón tay trỏ lên môi “suỵt”, tay kia chỉ lên ve cổ áo rồi th́ thào: “Tư Lệnh Quân Đoàn”.

      Không phải do trí nhớ mà như một đoạn phim quay lại, dù đă 35 năm, tôi im lặng theo dơi t́nh h́nh bạn và địch ở bản đồ treo rên vách hầm, nhưng mắt liếc Trung Tướng TLQĐ. Ông ngồi trên ghế bố, hai bàn tay chống cằm, hai khuỷu tay chống lên hai đầu gối, quân phục thẳng nếp, nón sắt để dưới chân, ông bất động như một pho tượng! Tôi khẽ nhón gót chân lui ra để khỏi làm phiền vị tướng đang cần sự yên lặng. Đồng hồ chỉ:“1giờ 30 sáng ngày 29/3/1975”.

      Khi Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn đến th́ tôi không biết, v́ chưa tới phiên trực, v́ thế tôi xin trích bài viết của Đại Tá Tư Lệnh Phó SĐ/TQLC:

      _ Khoảng 2300 giờ hơn, một quân cảnh TQLC bước vào TTHQ cho tôi hay có Trung Tướng Trưởng đến. V́ không được báo trước nên tôi vội vă bước ra th́ gặp ngay Tướng Trưởng trước TTHQ. Cùng đi với Tướng Trưởng gồm có Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh SĐ.1 Không Quân, Đại Tá Phước, Không đoàn trưởng KĐ5 trực thăng, Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ, tỉnh trưởng Thừa Thiên.Tôi chào tất cả và mời vào sa-lon TTHQ. Tướng Trưởng mở lời nói với tôi: “Họ đi hết cả rồi, bây giờ anh em TQLC ở đâu th́ tôi theo đó”. Sau một hồi im lặng, ông quay qua nói với Chuẩn tướng Khánh và hai vị đại tá: “Riêng các anh không c̣n nhiệm vụ ǵ ở đây th́ có thể đi đâu tùy ư”. Không khí thật nặng nề và buồn thảm. Không ai nói lên được điều ǵ trong hoàn cảnh tế nhị và khó xử này. Mọi người như đang theo đuổi một ư nghĩ riêng. Cuối cùng Tướng Khánh cùng hai vị đại tá đứng lên chào Tướng Trưởng để ra tực thăng. Tướng Trưởng bắt tay từng người nhưng không quên dặn riêng Đại Tá Phước là nếu liên lạc được với các toán nhẩy (Lôi Hổ) nào c̣n đang hoạt động ở ngoài th́ cố gắng bốc họ về đơn vị. Tôi tiễn ba vị ra khỏi cửa TTHQ.. (trích trong Ngày Tháng Không Quên, TT2 TQLC).

      Sáng 29/3/1975, vào khoảng 6 giờ, trước cửa TTHQ, bên chiếc xe jeep với nhiều cần câu, anh Phúc LĐT/LĐ369, anh Tùng LĐP, Trần Văn Hợp TĐT Trâu Điên và tôi đang trao nhau ca-nhôm café và điếu Ruby Queen th́ nhân viên trong TTHQ báo cho biết có tín hiệu đèn của tàu HQ ngoài khơi đang tiến vào. Từ trong bờ TQLC dùng đèn pha xe jeep nhá tín hiệu lại, sau cùng hai LSM đậu song song cách nhau khoảng 300m, cách bờ từ 200m đến 400m.

      Khoảng 7 giờ sáng 29/3/1975, Đại Tá TLP/SĐTQLC Nguyễn Thành Trí và ban tham mưu di chuyển ra bờ biển, đi song song với Đại Tá Trí, hơi nhích lên phía trước là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng TLQĐI, đi sau Tướng Trưởng là một âm thoại viên BB mang máy PRC.25 antena lá lúa! Sau đó là đến toán TTHQ chúng tôi. Đi với Tướng Trưởng, không thấy có ai khác ngoài một anh truyền tin.

      Trung Tướng Trưởng và Đại Tá Trí cùng ban tham mưu lội ra LSM phía tay trái (nh́n từ trong ra), v́ tàu này đậu gần bờ hơn, chúng tôi lội ra LSM bên tay mặt, đó là vào độ 8 giờ sáng. Tôi phải kể chi tiết như trên để chứng minh rằng:

      “Trung Tướng Ngô Quang Trưởng lội ra LSM vào khoảng 8 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975 tại băi biển Non Nước, bên ông có một âm thoại viên BB cùng quân nhân các cấp bộ tham mưu SĐ/TQLC”.

      Ông không lội ra tàu tại băi biển Mỹ Khê cùng 11 tướng lănh khác vào chiều 29/3/75, mà ông cũng không giải tán vào lúc 6 giờ chiều ngày 28/3/75 để về nhà lo cho vợ con di tản như bài báo của Trần Khiêm do Hoàng Phúc trích.

      Xin phóng viên Trần Khiêm có thể t́m hiểu thêm những chi tiết kể trên trong bài viết “Ngày Tháng Không Quên” của Đại Tá Nguyễn Thành Trí đă đăng trong Tuyển Tập 2 ( Hai mươi mốt năm chiến trận của TQLC).

      3/ “Theo anh Khiêm th́ tại băi biển Mỹ Khê có khoảng 5 Sư Đoàn quân và 12 vị tướng lănh chờ đợi tàu di tản vào Nam.”!!!

      Có  bao nhiêu vị tướng th́ tôi đă nói ở trên rồi, nay xin điểm xem 5 sư đoàn quân là những sư đoàn nào? Cứ cho là có tướng th́ có quân, vậy th́ có SĐ.1BB và SĐ.3BB, SĐTQLC, hết. C̣n 2 sư đoàn kia là ai vậy thưa phóng viên? SĐ.1/KQ của Tướng Khánh chăng? “Sư Đoàn HQ” của Tướng Thoại? Hay Sư Đoàn Dù? SĐ Dù đă di chuyển khỏi Đà Nẵng từ giữa tháng 3/75 rồi anh Khiêm ạ.

      C̣n việc chiều 28/3, anh Khiêm nói gặp một đơn vị pháo 155m/m thuộc Sư Đ̣an Dù do Đại úy Sa chỉ huy tại quân cảng ĐN, cầu Trịnh Minh Thế th́ để anh em Dù nào đọc đến đoạn này th́ sẽ xác định thực hư, nhưng chắc chắn một điều là Dù và TQLC không có pháo to và dài 155m/m mà chỉ có đại bác 105 ly thôi.

      Xin “thưa” với anh phóng viên chiến trường Trần Khiêm:

      Lính đánh giặc rất hănh diện và sung sướng được làm quen với phóng viên chiến trường. Một quân nhân cười toe với cây M60 cho anh phóng viên chụp một “bô” và chỉ 15 phút sau th́ anh lính gục xuống, không bao giờ c̣n có dịp ngắm ḿnh trong h́nh do phóng viên chụp, và cũng có phóng viên bị thương, tử thương khi vừa chụp h́nh cho lính! V́ thế tôi rất quư trọng các anh, nhưng khi đọc bài viết của Trần Khiêm do Hoàng Phúc trích, tôi rất ngỡ ngàng, không được đọc bản chính nên không biết người trích có thêm bớt ǵ không, nhưng tôi tin là một phóng viên có mặt tại tiền tuyến không bao giờ viết thiếu sót như vậy được.

      Nhân dịp 30/4/2010 anh Trần Khiêm có triển lăm h́nh ở Little SG, tôi và các bạn TQLC có đến ngắm và thật xúc động khi thấy chính ḿnh ở băi biển Đà Nẵng cách nay hơn 35 năm. Tôi có t́m anh Trần Khiêm để góp ư với anh về bài do Hoàng Phúc trích, nhưng rất tiếc đành bỏ cuộc v́ nghe anh trả lời phóng viên  một tuần báo trong buổi triển lăm h́nh của anh như thế này:

      _ “Tôi đến địa điểm này lúc 5;30 sáng. Trước mặt tôi là lính trùng trùng điệp điệp, 5 Sư đoàn. Trong đó có Sư đoàn 1, Sư đoàn II, Sư đoàn III, SĐ Thủy quân lục chiến và Nhẩy dù ..”!!!!

        Trời ơi! 5 sư đoàn ư (!), SĐ II của Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt đang ở cù lao Ré, SĐ Dù đang chiến đấu ở mặt trận khốc liệt khác. Hy vọng anh Khiêm nhớ sai hoặc phóng viên tuần báo kia viết sai. Dù ai đi nữa th́ cũng nên sửa lại. Mong rằng những góp ư của tôi không làm anh phật ḷng, để anh điều chỉnh, nhắc nhở những ai tham khảo, trích dẫn bài viết của anh th́ đừng pha chế thêm.

      Một bài viết về những ngày cuối tháng 3/75 tại Đà Nẵng của một ông công chức diễn tả lại cuộc bỏ nhiệm sở, trên đường lái xe chạy trốn th́ ông gặp một “thiếu tá TQLC” chặn xe ông lại để xin quá giang! C̣n trong bài viết “Một Lần Chào Cuối”, tác giả kể lại khi di chuyển vào Đà Nẵng th́ có nói chuyện qua vô tuyến với người bạn cùng khóa BB cao cấp là “Th/tá Định” Tiểu đoàn trưởng TQLC! Bỏ qua nội dung các bài viết, tôi không biết thực hư, nhưng về những cấp “Thiếu tá TQLC” th́ tôi xin góp ư với các tác giả thế này:

        “Thiếu tá TQLC” ở đâu ra mà nhiều thế? Quư vị có biết cái lon (cấp hiệu) TQLC ra sao không mà đụng đâu là có Thiếu tá đó! “Thiếu tá TQLC” nào mà bỏ đơn vị đi chặn xe hơi của ông để xin quá giang? Thiếu tá Định TQLC th́ có, nhưng vào thời điểm 29/3/75, không có Th/Tá Định nào là Tiểu đoàn trưởng ở Đà Nẵng cả. Cám ơn các tác giả đă có nhă ư kéo “Thiếu tá TQLC” vào bài viết, kéo TQLC đi chung một xuồng cho thêm phần “lâm ly bi đát”.

      Những tham khảo, sao chép các kư sự chiến trường cẩu thả khiến độc giả không c̣n biết đâu là thật, nhiều khi chính tác giả đọc lại các bài “ŕ-bốt” cũng không nhận ra là bài của ḿnh nữa.

      Nhưng cũng không loại trừ có nhiều tác giả thấy súng nổ quá th́ cũng “nổ” theo, tưởng rằng khó có ai biết mà kiểm chứng. Nhưng quư vị đừng quên rằng có rất nhiều nhân chứng vẫn “c̣n ăn và c̣n thở” trên đất tạm dung này. V́ thế khi viết về một đơn vị bạn nào đó th́ nên cẩn thận, ghi chú tài liệu tham khảo cho rơ ràng, phê b́nh khuyết điểm đích danh một đơn vị bạn, một cấp chỉ huy bạn đă là một điều thiếu tế nhị, nhất là khi khuyết điểm đó do tác giả tưởng tượng th́ lại càng đáng trách, dễ đưa đến nặng lời với nhau. Ông đang ở băi biển Non Nước mà biết những ǵ xẩy ra ở phi trường Đà Nẵng th́ tài thật. Ông đang ở Đà Nẵng mà ông tường thuật “như thật” như chính tai nghe được lời tâm sự lần cuối với thuộc cấp của vị tư lệnh sư đoàn nọ ở măi ngoài Huế th́ khiếp thật! Đâu phải có “thiên lư nhăn, vạn lư nhĩ” hay đi trên mây mà cái ǵ cũng biết.!

      Đó là chưa kể những kẻ “mượn gió bẻ măng”, “theo đóm ăn tàn”; lợi dụng cảnh đời lưu vong, “trời làm một trận lăng nhăng, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông” để giở tṛ tiểu nhân hỗn hào, xách mé. Hoặc chưa biết chừng, những tác phẩm “bôi lọ tập thể” ấy lại chính là sản phẩm của những “đỉnh cao” chuyên tṛ thọc gậy để phá nát tập thể những người lính VNCH? 
 

 

       

 
 



Mọi tin tức, bài vở  muốn đăng trên website TQLC/VN xin email:
  bixitrum@yahoo.com