TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

Chuyện San Jose

NGƯỜI LÍNH GIÀ VÀ CHUYỆN TỬ SINH

                      Giao Chỉ - SanJose

Một ngày của tổng trừ bị Mũ Xanh

Chủ nhật vừa qua, buổi trưa ở nhà hàng Sam Kee tại San Jose người ta thấy có nhiều bóng dáng quân phục một thời đứng bên nhau.

Trở đi trở lại toàn là các anh em đă từng sinh hoạt suốt bao năm qua. Nhảy dù, Biệt động quân, Lực lượng đặc biệt, Thủy quân lục chiến, Thủ đức, Nữ quân nhân ...

Trên sân khấu, một tấm bảng giăng ngang che cả rồng phượng của nhà hàng mừng đám cưới. Trên nền xanh có hàng chữ trắng. Sinh Nhật Thủy Quân Lục Chiến. Mũ xanh ra đời 53 năm về trước. Đại tá Ngô Văn Định lữ đoàn trưởng là một trong những người hạ thành Quảng Trị đứng lên nói đôi lời. Bên dưới cử tọa c̣n lao xao. Từ trên bục nhà hàng cơm Tàu, người chỉ huy lữ đoàn đă từng đội mũ xanh suốt 53 năm nh́n xuống. Ông chợt thấy mắt mờ đi, đâu đây là h́nh ảnh những người lính cũ đă hy sinh. Hai mươi mốt năm đi lính, Ngô Văn Định chỉ biết có binh chủng mũ xanh. Tuổi lính của người trai Hà Nội là tuổi đời của Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam. Bốn lần bị thương, 21 ngành dương liễu, đệ tam đẳng bảo quốc huân chương, 4 lần đặc cách mặt trận. Ba mươi hai năm di tản lưu vong, 22 năm làm điện tử. C̣n lại 10 năm về hưu nuôi vợ ngày đêm. Người em gái hậu phương ngày xưa nay chỉ c̣n xác phàm ở lại mà hồn xuân đă bao năm lăng đăng chân trời.

Ngày xưa mũ xanh Ngô văn Định từ Trung Đội Trưởng lên Đại Đội Trưởng qua Tiểu Đoàn Trưởng Trâu Điên rồi đến lúc chỉ huy các lữ đoàn, bao nhiêu là chiến binh thuộc quyền đă hy sinh. Hơn 30 năm trước, chiến tranh chính trị Việt Nam Cộng Ḥa đă làm con tính cộng. Theo đài Cộng sản Hà Nội phóng đại con số Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến bị hy sinh cộng lại th́ bên ta chết hết 10 sư đoàn mũ đỏ và 10 sư đoàn mũ xanh.

Nhưng tại sao mà hai sư đoàn tổng trừ bị của Miền Nam vẫn c̣n đầy đủ và luôn luôn có mặt khắp các chiến trường từ Nam ra Bắc.

Trên thực tế pḥng nh́ Tổng Tham Mưu của ta thống kê cứ mỗi người lính tổng trừ bị hy sinh th́ phía chính quy Miền Bắc tổn thất bốn lần nhiều hơn.

Pḥng nhất Tổng Tham Mưu ước tính suốt 20 năm chinh chiến từ 1954 đến 1974 hai sư đoàn Tổng Trừ Bị thay quân 3 lần. Số tổn thất của Dù và Thủy Quân Lục Chiến cao hơn tất cả các binh chủng. Số thương vong của Mũ Xanh và Mũ Đỏ trong chiến tranh Việt Nam tương đương với 6 sư đoàn chia đều cho hai binh chủng trong một phần tư thế kỷ chiến tranh. Và như thế hàng chục ngàn thanh niên mũ đỏ mũ xanh đă ra đi.

Vào trưa chủ nhật cuối tháng 9, ông lính già mũ xanh nh́n xuống anh em, chỉ c̣n lại một số chiến binh may mắn chưa chết thuộc thành phần sau cùng của sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Người trẻ nhất trên 50 tuổi, người cao niên đă tới bát tuần. Phải mà cuộc chiến tiếp tục th́ chắc hẳn những người này cũng sẽ không có mặt tại nhà hàng hôm nay.

V́ vậy nên ông đơn vị trưởng lữ đoàn đă nghẹn ngào nói chẳng nên lời. Ông đứng đó mà hồn bay về với hàng ngàn chiến binh mũ xanh đă ngă xuống bên cổ thành Đinh Công Tráng tại Quảng Trị. Anh em ta c̣n ngồi ở đây, sau cùng cũng chỉ là những người lính chưa chết.

Những v́ sao, ai c̣n ai mất

Chúng tôi ngồi dự Sinh Nhật Thủy Quân Lục Chiến bên cạnh tướng Nguyễn Khắc B́nh. Có danh sách gần 200 tướng lănh Việt Nam Cộng Ḥa trong tay. Chúng tôi điểm qua xem ai c̣n ai mất! Đây là tài liệu dành cho Bảo Tàng Viện của Việt Nam Cộng Ḥa tại San Jose .

Trải qua 21 năm Miền Nam xây dựng hai nền Cộng Ḥa, tướng lănh trở thành một giai cấp tiêu biểu cho thành phần lănh đạo quốc gia trong chiến tranh. Vừa chiến đấu vừa xây dựng, cả nước mặc áo lính. Đêm đêm nghe tiếng đại bác. Khắp quê hương hỏa châu thắp sáng chân trời. Ở đâu cũng toàn là chinh phu và chinh phụ. Lính chết mà dân cũng chết. Đi lại th́ chết v́ ḿn, sống trong nhà th́ chết v́ pháo kích.

Tướng lănh là giới chức cao niên và thâm niên trong quân đội cũng lần lượt hy sinh. Cũng xếp hàng vào tù cải tạo. Cũng lưu vong trong tủi nhục.

Tôi hỏi anh Bùi Đức Lạc. Lạc nói chỗ này ghi sai. Bên nhảy dù trung tướng Dư Quốc Đống người Rạch Giá c̣n sống, thiếu tướng Lê Quang Lưỡng là tư lệnh cuối cùng mới chết. Các trung tướng gốc nhẩy dù đă ra đi là ông Trưởng, ông Thi. Ông đại tướng Viên vẫn c̣n ở lại.

Ngô Văn Định bên thủy Quân Lục Chiến c̣n nhớ khá nhiều về các cấp chỉ huy. Anh nói ông Lê Nguyên Khang th́ đi rồi, nhưng ông Bùi Thế Lân vẫn điện thoại với tôi, chưa đi đâu, c̣n lâu!

Có chỗ danh sách ghi tên vị tướng lănh mà sao không ai nghe nói. Đó là các vị đại tá chết trước 1975 đă được truy thăng nên không có nhiều tin tức phổ biến.

Đọc tên các niên trưởng tướng lănh thấy cả một chân trời chiến tranh đầy kỷ niệm trở về. Mỗi cấp chỉ huy là một huyền thoại. Từ đơn vị cho đến chiến trường. Từ thời binh lửa cho đến giai đoạn lao tù rồi di tản, HO hay đoàn tụ. Hào hùng, đắng cay và nhục nhă. Xấu và tốt. Lúc tốt lúc xấu. Có ông trước sau như một. Có ông tiền hậu bất nhất. Ai th́ cũng là con người. Con người thuộc vào một thế hệ lạ lùng. Quả thực không có thế hệ thanh niên nào trải qua một thời kỳ thử lửa tàn khốc như người Việt hậu bán thế kỷ 20.

Anh cả Trường Sơn

Sau khi dự Sinh Nhật của Thủy quân lục chiến về nhà, mở máy điện toán để vào Thế Giới Ảo đọc truyện anh em. Chợt có tin báo trung tướng Vĩnh Lộc qua đời ở Texas tuổi thọ đă ngoài 80. Khi một v́ sao đă lên đến bát tuần đại khánh th́ chuyện ra đi cũng không phải là điều bất ngờ. Tuy nhiên, sân khấu của anh em cựu chiến binh càng về khuya t́nh nghĩa lại càng rạt rào.

Cánh nhà binh xôn xao hỏi thăm nhau để viết lời ai điếu kèm theo đôi hàng tiểu sử. Đặc biệt phe sân khấu văn học nghệ thuật lại có vẻ chú trọng khác thường. Hóa ra anh chị em nhớ đến danh ca Minh Hiếu, vốn là cô hạ sĩ danh dự một thời của người anh cả Trường Sơn. Ca sĩ Minh Hiếu hiện nay là phu nhân của Tướng Vĩnh Lộc. Giới ca nhạc sĩ của cộng đồng Việt Nam hải ngoại là một thành phần đông đảo nên chắc chắn sự chia buồn cũng sẽ vang dội khắp bốn vùng chiến thuật.

Tuy nhiên, bạn Hà Mai Việt thiết giáp đă phối kiểm nguồn tin với Minh Hiếu và cho biết tướng Vĩnh Lộc dù trên 83 tuổi nhưng vẫn an nhiên tự tại. Hiện nay ông không có đau ốm hay ra vào bệnh viện ǵ cả.

Và như vậy, vị tư lệnh quân khu Cao Nguyên cùng thời với khói lửa Pleime trở thành một trong số người hiếm hoi c̣n sống được đọc tin ḿnh đă ra đi.

Nhạc sĩ Trần thiện Thanh ngày xưa viết lời ca cho chiến trường Tây Nguyên, dù nay đă ra đi vẫn để lại di ngôn bất hủ “Anh không chết đâu em”.

Thế giới ảo của các bản tin trên Internet bây giờ cải chính rối rít.

Tin tức trên thế giới ảo này đi quá nhanh. Quả thực đúng là điện báo

“Rằng nhanh th́ thực là nhanh,

Xem ra có lúc quá nhanh, lại phiền”

Tuy nhiên các niên trưởng tướng lănh bây giờ đă đạt cả rồi.

Chuyện tử sinh là lẽ thường của trời đất. Chúa gọi th́ về. Trời kêu ai nấy dạ. Sớm muộn cũng lên phiên, chấp ǵ ba cái lẻ tẻ. Sự ra đi mà làm thành một chuyện thời sự như ngọn sóng lăn tăn trên mặt hồ, âu cũng xong một kiếp người. Danh sách trong Viện Bảo Tàng chúng tôi sẽ theo dơi để ghi cho chính xác.

Một chút thú vị là chú em nhà binh báo tin vội vàng về người đă ra đi. Sau khi xem lại bèn sửa chữa cáo lỗi rằng đây là tin vịt trời “Người vẫn chưa chết” (Nguyên Văn). Chữ nghĩa đến thế th́ thôi. Thôi th́ v́ t́nh Huynh Đệ Chi Binh, xin tư lệnh bỏ qua cho bọn nhỏ. Cũng may mà các chú chưa đưa tên anh vào cái danh sách vội vàng để chia buồn cùng vị niên trưởng vẫn c̣n ở lại với anh em.

Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên

Nhà cách mạng Nguyễn Ngọc Huy khi ra đi để lại khá nhiều bài lập thuyết về chính trị, sao tôi chẳng nhớ được câu nào. Nhưng bên trong con người của ông có một chàng thi sĩ viết những lời thơ sao mà mênh mông bát ngát. Tôi nhớ măi suốt 60 năm dài. Viết về Trịnh Nguyễn phân tranh, ông mở đầu.

“Đây Sông Gianh, đây biên cương thống khổ.

Đây sa trường đây nấm mộ trời Nam”.

Viết về vụ Pháp xử tử 13 liệt sĩ Quốc Dân Đảng, ông kết luận:

“Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên

Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc”

 

Anh em ta đă là lính Việt Nam Cộng Ḥa, trẻ hay già, dù chết trước hay chết sau, tôi vẫn ước mong có một ông thần chết hiền lành đứng nghiêm chào kính để ghi tên các chiến sĩ chúng ta vào bia người tuẫn quốc.

Năm 2004, chúng tôi là những ông già 70 tuổi họp mặt, đề tài 50 năm ghi dấu quân trường. Giao Chỉ đă viết đôi lời như sau, xin dùng làm kết luận cho chuyện tử sinh.

Hôm nay...

“Chúng tôi về đây dành lại một ngày

Cho 50 năm họp khóa ngậm ngùi

Để đếm đầu người, xem ai c̣n ai mất

300 chàng trai đất Bắc, giờ đây c̣n lại 70 vị cao niên

Già thật là già, lăo ơi là lăo

Nước mắt đă khô rồi, gặp nhau chỉ cười thôi

Chẳng phải lần đầu, nhưng biết đâu đây sẽ là lần cuối

Sợ th́ ông đếch sợ, nhưng buồn thật là buồn”.

 

Giao Chi San Jose