|
|
VUI BUỒN VỚI K22VB/TQLC.
Chương tŕnh 4 năm được rút xuống phân nửa để ra chiến trường sớm th́ mừng vui, Nhưng chỉ có 2 năm luyện vơ mài gươm, sẵn sàng xuống núi mà bị giữ lại tiếp tục luyện thêm 2 năm nữa th́ buồn sao kể xiết! V́: “Chúng tôi không cầu an lạc dễ dàng mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm”. Một điểm nữa, nói nhỏ nghe thôi, là chúng tôi sợ các ông niên trưởng quá rồi.. Tô Văn Cấp K19/TQLC. Mới đi được một phần tám đoạn đường mà tôi đă thấy kiệt sức, bao nhiêu nước trong người theo lỗ chân lông và khóe mắt tuôn ra ngoài hết cả rồi nên đă qua một tuần mà tôi không cần đến “nó”! Con đường trước mặt không phải là 8 tuần hay một năm, mà là 4 năm! Vừa nghĩ tới đó là tôi ngất đi rồi giật ḿnh tỉnh dậy khi một xô nước lạnh tạt vào mặt. Mở mắt ra thấy hung thần K.17 Dương Đức Chỉ đang khuỳnh tay chống nạnh khiến người tôi lạnh toát rồi ngất xỉu tiếp! Cứ xỉu lên xỉu xuống như thế rồi cho đến một hôm “có tin vui giữa giờ tuyệt vọng”, chương tŕnh 4 năm rút xuống c̣n 2, mừng chẩy nước mắt và cái hạnh phúc trước mặt là vài tuần nữa các ông nội ông ngoại K16 & 17 “phải” ra khỏi trường, và các “bố” K18 chỉ c̣n một năm ngắn ngủi nữa thôi, tới lúc đó K19 tôi sẽ là vua, có quyền ung dung đi cầu thang giữa. Trái lại, khóa 22 nhập trường với chương tŕnh 2 năm, đi được nửa đường th́ chia làm hai, cánh A tốt nghiệp ra trường th́ vui sướng, cánh B ở lại tiếp tục chương tŕnh được nâng lên 4 năm th́ buồn rầu, mặc dầu thêm 2 năm th́ kiến thức văn hóa quân sự tăng gấp đôi, thêm tí tuổi thọ. Chính v́ vậy mà tôi thông cảm được nỗi vui buồn của K22, kể cả A lẫn B. Vui được ra trường sớm khi chương tŕnh rút ngắn, buồn khi chương tŕnh kéo dài thêm. Chỉ những ai từng trải qua giai đoạn huấn nhục nơi quân trường mới hiểu được hết ngọn ngành lư do mong ra trường sớm, nhưng cái chính vẫn là tiếng gió hú trên đồi thông làm bập bùng những ngọn đuốc quanh đài tử sĩ ở vũ đ́nh trường trong đêm: “Quỳ Xuống TKS ..Đứng Dậy SVSQ” hay “Quỳ Xuống SVSQ ..Đứng Dậy Tân SQ” với âm vang: “Chúng tôi không cầu an lạc dễ dàng mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm”. Khát khao mau mau được xông vào lửa đạn, mặc dầu mỗi buổi chiều trong “phạn điếm”, trước giờ cơm, nghe đọc nhật lệnh và một phút mặc niệm tưởng nhớ đến các đàn anh hy sinh tại chiến trường, trong đó có những niên trưởng vùa mới lên đường, h́nh bóng các anh, tiếng hô tiếng hét của các anh vẫn c̣n ẩn hiện vang vọng trên đồi 1515. Vui được ra trường sớm cũng c̣n có lư do phụ là “sợ” kỷ luật quân trường và các ông niên trưởng quá! Mặc dầu mỗi cuối tuần, trong quân phục dạo phố, dù Đông hay Hè, đều được sánh vai cùng Hồng Đà Lạt quanh hồ Xuân Hương, nghe thông reo, th́ thào chuyện t́nh yêu, không một tiếng đại bác từ xa vọng về. Khóa 22A reo vui, súng đạn lên vai mười hai ngày gạo, 15 tân thiếu úy t́nh nguyện về tŕnh diện Binh Chủng TQLC vào mùa Đông tháng 12/1967 để được phân phối ngay cho 6 tiểu đoàn tác chiến gồm có TĐ.1: Nguyễn trí Nam, Nguyễn đ́nh Ninh. TĐ.2: Huỳnh vinh Quang, Kiều công Cự, Lê văn Lệ. TĐ.3: Đào duy Chàng, Giang văn Nhân. TĐ.4: Ngô hữu Đức, Nguyễn minh Trí, Nguyễn văn Hào. TĐ.5: Dương công Phó, Đoàn văn Tịnh, Nguyễn trúc Truyền. TĐ.6: Nguyễn văn Bài, Vơ văn Xương Khóa 22B, sau 4 năm luyện thép, họ tốt nghiệp với văn bằng kỹ sư nên TTM chỉ phân phối về cho TQLC có 7 thiếu úy chia đều cho 7 tiểu đoàn tác chiến theo thứ tự Vàng Huy Liễu, Bùi Đức Dũng, Nguyễn Kim Chung, Lê Viết Đắc, Huỳnh Văn Đức, Tôn Hữu Hạnh, Lê Tấn Phương và họ bắt đầu cuộc sống ba-lô trên vai, 2 cấp số đạn, “1 ngày cơm vắt, 5 ngày lương khô” kể từ tháng 12/1969. Nhập học cùng một ngày nhưng rồi bị phân đôi, lớp 2 năm lớp 4 năm nhưng rồi tất cả 22 thiếu úy K22 người trước kẻ sau cùng khát khao gió mưa với màu áo rằn ri và điều đáng quư là anh em đều hănh diện và sinh hoạt chung cùng một tên Khóa 22/VB (nhưng người viết bài này xin được dùng A,B để dễ nêu được những nét đặc biệt của khóa này) Ước ao gió mưa cùng nguy hiểm mà về TQLC là có ngay, ngay từ ngày đầu đời bóp c̣ cho tới ngày cuối binh nghiệp bị bắt buộc bỏ súng. Mời quư niên trưởng và các bạn nghe chuyện K22A/TQLC bị thương đầu tiên Lê Văn Lệ và người cuối cùng tử thương là Nguyễn Trí Nam. Thiếu Úy Lê Văn Lệ. Tính từ ngày xuống núi 12/67, sau 15 ngày phép, 15 thiếu úy K22A về tŕnh điện TQLC ngày 23/12/1967 là lên đường hành quân. Đúng một tuần lễ sau, “ba chàng ngự lâm” Quang, Cự, Lệ thuộc Tiểu Đoàn Trâu Điên được thử lửa trận đầu tiên. Ngày 31/12/67 Tiểu Đoàn 1 và 2/TQLC trực thăng vận tấn công mục tiêu nằm trên kinh Cái Thia khoảng 14 km phía Bắc quận Cai Lậy, tin t́nh báo cho biết 2 tiểu đoàn 261 và 262 chủ lực miền lẩn quất vùng này với ư định đánh chiếm quận Cai Lậy vào dịp tết ta. Cai Lậy nằm ngay trên QL4 huyết mạch lưu thông hàng hóa rất quan trong giữa vùng 4 và Saigon. TĐ.2/TQLC chia làm 2 cánh, cánh A của Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu Tá Ngô Văn Định gồm ĐĐ.2 và ĐĐ.4 đổ xuống bên phải kinh Cái Thia, trong đó có Thiếu Úy Kiều Công Cự. Cánh B của Thiếu Tá TĐP Nguyễn Kim Đễ đổ xuống bên trái con kinh theo thứ tự ĐĐ.1 trong đó có Huỳnh Vinh Quang, rồi tới ĐĐ.3 có Lê Văn Lệ. Gọi là con kinh nhưng thực tế ngoài cái tên chính Cái Thia, nó c̣n cả một hệ thống kinh rạch chằng chịt, ngoài rạch là những bờ đê cao trồng chuối rồi mới tới ruộng lúa. V́ thế khi ĐĐ.1 vừa đổ quân xuống là bị tấn công liền, Huỳnh Vinh Quang có K20 Nguyễn Quốc Chính đi kèm xung phong ngay vào bờ đê và Chính gục xuống v́ đạn xuyên màng tang! Tiếp theo sau là ĐĐ.3 của Đ/úy Trần Văn Thương, địch cũng dàn chào và Lê Văn Lệ cho trung đội xung phong ngay và Lệ bị loại khỏi ṿng chiến. Người viết không đi vào chi tiết trận đánh “đêm hưu chiến” này khiến 2 tiểu đoàn VC tan tác, không c̣n khả năng đánh chiếm quận Cai Lậy vào tết Mậu Thân sau đó, mà chỉ ghi lại những vui buồn quanh cuộc chiến với 22A mà thôi. Nhưng cũng xin nói thêm là anh ruột của Lê Văn Lệ là Lê Văn Thể (Vơ Khoa) cũng bị trong thương. Lê Văn Lệ là người đầu tiên của K22A/TQLC bị loại khỏi ṿng chiến với Chiến Thương Bội Tinh và Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm theo ngành Dương Liễu. Quân trường đă chỉ dạy và trang bị kiến thức quân sự giống nhau nên khi đụng trận, cả Quang, Lệ, Thể v.v.. đều phản ứng cấp thời giống nhau, và lựu đạn bê-ta, AK47. B40, RPD v.v.. th́ không “kư thị” Vơ Bị hay Vơ Khoa. Vơ Khoa Lê Văn Thể và Vơ Bị Lê Văn Lệ, hai anh em ruột, người “vỏ khoai*”, người “vỏ bí*” cùng bị trọng thương trong cùng một trận và cùng giă từ vũ khí (* trong chỗ thân t́nh sống chết bên nhau, không phân biệt quân trường, “vỏ” nào cũng là vỏ nên chúng tôi thường đùa với nhau là “vỏ khoai, vỏ bí hai vỏ đều là vỏ cả”. Nếu có vị nào bất như ư th́ xin tha thứ). Huỳnh Vinh Quang kể về trường hợp của Lệ nằm bệnh viện: “TQLC Lê Văn Lệ về nằm bệnh viện Cộng Ḥa th́ gặp các bạn đồng khóa bị thương về đây như Nhẩy Dù thủ khoa Nguyễn Văn An (F), ND Nguyễn Văn An (G) và Nguyễn Xuân Nam (Quốc Nam). Tết Mậu Thân, Tổng thống và phu nhân đi thăm viếng ủy nạo chiến sĩ. Thấy những “tương lai” của đất nước bị trọng thương quá sớm, họ xứng đáng được tưởng thưởng nên TT đă hứa ban huy chương Bảo Quốc đệ ngũ. Biết có nhiều trường hợp lời hứa của thượng cấp thường bị “cuốn theo chiều gió” nên Lê Văn Lệ đă khôn khéo yêu cầu tùy viên TT ghi vào sổ. Thế là chắc ăn”. “Kiếm củi 2 năm hay 4 năm rồi đốt trong một giờ” là thế. Gục ngă hoặc trưởng thành là thế, những người c̣n lại như Quang như Cự, Nhân, Tịnh, Phó v.v.. đă mau chóng trưởng thành trong khói súng và cả máu lẫn nước mắt nữa như trường hợp của Nguyễn Trí Nam. Thiếu Tá Nguyễn Trí Nam. Đối với đồng môn ỏ môi trường khác rộng mở th́ K22A mang cấp bậc thiếu tá chức vụ tiểu đoàn trưởng là b́nh thường. C̣n ở TQLC! Khi mà K19 c̣n có người là đại úy trưởng ban mà Nguyễn Trí Nam đă lên tới thiếu tá tiểu đoàn phó hẳn là chiến công của Nam không phải nhỏ. Hơn nữa, qua kinh nghiệm bản thân tôi biết rằng chiến công chưa đủ, có tài chỉ huy cũng chưa đủ mà c̣n phải có tác phong và khả năng lănh đạo nữa. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó TĐ.4/TQLC Nguyễn Trí Nam ắt là phải hội đủ những tiêu chuẩn đó. Rất tiếc Nguyễn Trí Nam đă gục ngă trong lúc điều quân trên băi biện Thuận An. Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.5/TQLC Phạm Văn Tiền K20, người cũng bị đẩy ra “Pháp Trường Cát Thuận An” đă xác nhận với tôi trong điện thư ngày 9 tháng 10/2009, nội dung đại ư như sau: “Khi LĐ.147/TQLC về đến băi biển Thuận An, trong lúc TĐ.4 trải quân pḥng thủ th́ Thiếu Tá Nguyễn Trí Nam và Đại Úy Tô Thanh Chiêu đă bị bắn vào đầu và tử trận! Đó là chiều ngày 24/3/1975. Sáng 26/3/75, xác hai anh đă được đưa lên tàu cùng với BCH/LĐ.147 vào đến Đà Nẳng và sau đó hai anh được đưa vào nhà xác của bệnh viện Duy Tân”. Không rơ Th/tá Nam có về được với thân nhân hay không, c̣n Tô Chiêu th́ mất xác! Chuyện đó không thành vấn đề đối với tôi, v́ ngoài Chiêu ra, tôi c̣n có một thằng em và một đứa cháu nữa mất xác, miễn sao họ sống và chiến đấu rồi hy sinh dưới màu áo TQLC là tôi hănh diện rồi, tôi yêu Binh Chủng Mũ Xanh là ở chỗ đó..
K22VB/TQLC bắt đầu cầm súng bóp c̣ đúng vào lúc
chiến trường sôi động nhất nên khá vất vả và thiệt hại nhiều, bị
thương nặng nhẹ là chuyện thường không ai thoát, nhưng buồn cho
những anh em ra đi quá nhanh. Mậu Thân 1968 Nguyễn Văn Bài hy
sinh! Chương Thiện 1969 Đào Duy Chàng, Nguyễn Văn Hào tan xác!
Hạ Lào Lam Sơn 719 Bùi Ngọc Dũng* chết 2 lần! Sau đó là Quảng
Trị đỏ lửa 72, chiến dịch 55 ngày đêm tái chiếm Cổ Thành, mỗi
tấc đất là một xác người, rồi lại phải “trấn thủ lưu đồn” (*Sau 4 năm luyện vơ, 12/69 ra trường và hy sinh ngay sau đó tại chiến trường là một đau thương cho gia đ́nh nhưng cũng là một phí phạm “tài sản” quư giá của Quân Lực VNCH). Những chiến công, vinh quang, thiệt tḥi và đau thương của K22/TQLC đă được Kiều Công Cự ghi lai đầy đủ “ K22 và Thủy Quân Lục Chiến” nên tôi chỉ xin vắn tắt để quay về câu chuyện vui buồn với những người anh em mà tôi đă có dịp tiếp xúc. Đoàn Văn Tịnh. Tịnh và tôi không cùng đơn vị th́ làm sao tôi biết mà kể chuyện Tịnh đánh giặc giỏi, gặp nhau chỉ đủ thời gian thăm hỏi và mỉn cười, nhưng đọc các bài viết về chiến trường của Tân An Đoàn Văn Tịnh, tôi cảm nhận được Đoàn Văn Tịnh không cường điệu, không “nổ”, v́ những trận đánh đó đă có quá nhiều tiếng đạn và lựu đạn nổ rôi. Đặc biệt là bài viết của Tịnh, trưởng ban ba TĐ.9/TQLC về cuộc rút quân rồi TĐ đơn độc chiến đấu vào những ngày cuối cùng tháng 3/75 tại Đà Nẵng, tôi đem đối chiếu với những ǵ tôi biết và chứng kiến trong giai đoạn đó th́ kết luận Tịnh viết: Đúng, Đầy Đủ, Hào Hùng và cuối cùng là bi ai. Qua những bài viết cũng đủ thấy tài tháo vát và khả năng tham mưu của Tịnh giỏi. Giang Văn Nhân. Đúng là “Văn Nhân”, nhờ kinh nghiệm chiến đấu của bản thân và những ǵ chứng kiến tận mắt trên khắp các mặt trận nên Giang Văn Nhân có những bài kư sự chiến trường rất hay, ngoài ra Nhân c̣n có những bài viết về con người và t́nh yêu, tôi không có khả năng nhận xét hay phê b́nh bài viết của người khác, nhưng lối viết của Nhân, những điều Nhân kể rất hấp dẫn, tôi rất thích đọc những ǵ Nhân viết. Ngoài ra ít người biết Đại Úy Giang Văn Nhân là người đem đại đội tấn cống tái chiếm và cắm cờ trên Cổ Thành Quảng Trị đầu tiên. Nhưng theo cái nh́n của giới chức Sư Đoàn th́ 2 chữ “đầu tiên” được dành cho đơn vị khác. Tôi đem việc này hỏi Nhân th́ được Nhân giải thích: _ “Tấn công tái chiếm Cổ Thành không phải chỉ ḿnh đại đội của tôi mà c̣n có các đại đội, tiểu đoàn khác, nhưng hai chữ “đầu tiên” th́ chỉ có một. Tuy nhiên là ai cũng được, tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn nào đầu tiên cắm cờ cũng được, v́ đó cùng là anh em Mũ Xanh cả”. Tuyệt! Không c̣n ǵ để nói thêm về Nhân, không ai có thể can đảm và khiêm nhường hơn, trả lời hay hơn Giang Văn Nhận. Có được những người đàn em như thế mà không NỂ th́ nể cái ǵ bây giờ? Nể cái ông lon lon à! Không có tôi. Dương Công Phó. Ông “thần nước mặn” này th́ vui và khiếp lắm, vừa đánh giặc vừa uống rượu, tỉnh say không ai biết, ngang dọc không ngại đối đầu nhưng bằng vai phải lứa th́ chín bỏ làm mười. Dương Công Phó là anh em kết nghĩa với Tô Thanh Chiêu, cũng là môt tay giang hồ, gốc KQ du học bị đuổi về nước v́ lư do kỷ luật, t́nh nguyện về TQLC, gặp họ Dương, sau vài chiêu, Chiêu bèn vái Dương công tử làm huynh đệ, v́ vậy tôi cũng xin làm huynh đệ với chàng Dương Gác chuyện đánh giặc qua một bên, công tử này có một lối hài hước hóm hỉnh, luôn đem niềm vui tiếng cười đến với bạn bè. Ngày nay, tuy tay chống gậy, bước thấp bước cao, nhưng lúc nào Phó cũng lạc quan, yêu đời, yêu gia đ́nh, một đại gia đ́nh gồm vợ chồng cha con ông cháu rất hạnh phúc, các con là những “hiếu tử” và thành công trên đường học vấn, Khi nghe tin Phó có cháu nội trai, ông bà nội vui lắm, tôi đến thăm Phó và chúc mừng, tôi c̣n đang ấm ớ chưa biết mở miệng chúc hay chia ra sao th́ Phó mỉm cười đè nghị: _ Anh nên chúc vợ chồng em như thế này, thế này .. Nghe Phó xuất khẩu thành thơ mà tôi “á-khẩu”, nay chép lại để hầu qúy vị: _ Nghe tin con Phó đẻ con trai. Mong sao Phó đẻ ..ấy mới tài. Cha đẻ, con sinh, mẹ, nội dưỡng. Hạnh phúc chan ḥa xướng cả hai”. C̣n ai tự tin và lạc quan hơn ông già chống gậy này? Ư chàng muốn bắt chước con trai để đẻ thêm một baby nữa, như vậy là Phó phu nhân vừa nuôi con vừa nuôi cháu nội cho tiện sổ sách, thế là cả hai bố con họ Dương cùng hạnh phúc chan ḥa. Đă mong ước th́ ước cho đáng. Kiều Công Cự. Kiều Công Cự về TĐ.2 ngay từ đầu và đă tham dự tất cả các cuộc hành quân với Trâu Điên từ trong ra tới ngoại biên nên chuyện bị thương, thoát chết là b́nh thường. Nhưng điều đáng noi gương là dù chỉ huy ở cấp nhỏ, Cự đă biết áp dụng nghệ thuật lănh đạo và “quân vận”, nghĩa là nghĩ đến tinh thần và gia đ́nh của thuộc cấp ngay trên tuyến đóng quân, đem khả năng và hiểu biết truyền lại cho thuộc cấp, một viêc làm rất quan trọng mà ít cấp chỉ huy nào để ư đến, việc này đă được Trưởng Pḥng Chính Huấn tŕnh lên Tư Lệnh SĐ và Tư Lệnh rất hài ḷng có được những cấp đại đội trưởng như thế. (lời Th/Tá Lê Đ́nh Bảo, trưởng pḥng Chính Huấn) Chuyện ít người biết Kiều Công Cự chính là đầu đây mối nhợ dẫn đến bức h́nh của chàng phó nḥm út-iếc nào đó khiến ông “Sáu Lèo” bị phiền phức. Tết Mậu Thân, TĐ.2/TQLC bao vây khu vực chùa Ấn Quang, khói lủa mù trời, đạn nổ điếc tai, bọn VC chịu hết nối đâm đầu kiếm đường thoát thân, nhưng chạy đâu cho thoát, đụng nhau th́ bắn, bắn chậm th́ chết, nhưng khi KCC phát giác một tên cầm bản đồ với K54 th́ biết hắn là ai bèn quyết tâm bắt sống, giải hắn lên BCH/TĐ, rồi tiểu đoàn giao lên cho ông Tướng Tư Lệnh Cảnh Sát. Chuyện ǵ xẩy ra sau đó th́ mọi người đă biết. Từ khi c̣n cầm súng th́ Cự đă cầm viết với bút hiệu là Cô Tô, nay tạm gác súng th́ ng̣i viết của Cự càng mạnh, nhất là những tài liệu về cuộc chiến đấu của QLVNCH, những ai đang trích dẫn từ sách, từ bài viết của Cự để viết bài th́ cũng nên cám ơn Cự một tiếng. Tôi cám ơn Cự. Đây có lẽ là nét đặc biệt của K22/TQLC, anh nào cũng văn hay chữ tốt, “văn chương chữ nghĩa bề bề ..” Nhưng xin hỏi KCC một câu chót, Công-Cư có bị phiền phức ǵ khi nhập quốc tịch Mỹ không? C̣n tôi th́ bị hàm oan nhiều lắm khi cái tên cúng cơm bị đảo lộn trên bằng lái! Huỳnh Vinh Quang. Trong số K22A về TQLC, có lẽ người chịu nhiều vất vả lúc ban đầu và thoải mái về sau là Huỳnh Vinh Quang. Quang tŕnh diện ĐĐ.1/TĐ.2 đúng lúc chuẩn bị hành quân, thay v́ cho đi OJT, tôi bắt coi trung đội ngay, chuẩn bị hành quân ngay với quân số và súng đạn của TQLC khác nhiều với cấp số lư thuyết khiến Quang lúng túng, tôi ngầm giao cho ĐĐP Nguyễn Quốc Chính K20 theo dơi, “thương em anh để trong ḷng”, tôi “nẹt” Quang nhiều hơn các trung đội trưởng khác, luôn luôn cho đi đầu, hoặc đi kích riêng, báo cáo sai vị trí đóng quân là cho đi chỗ khác. Biết đàn em thế nào cũng rủa thầm trách móc: “ông NT này hắc ám”! Thây kệ, “đă mang nghiệp vơ vào thân th́ đừng trách móc anh gần anh xa”. Gần là Chính, xa là tôi. Tại sao lại phải cần có 8 tuần sơ khởi? Các niên trưởng hành hạ khóa đàn em không v́ thù hận cá nhân mà v́ mong cho tân khóa sinh mau lột xác, sớm trưởng thành, biết thích ứng với mọi hoàn cảnh, xứng đáng thực sự với danh xưng SVSQVB? Tuy không nói ra nhưng các đàn anh ngoài đơn vị tác chiến thường gửi đến các thiếu úy đàn em mới ra trường một ít kỷ niệm TKS để họ không ỷ lại. Tôi học cách này của ông thầy Nguyễn Xuân Phúc. Kỷ niệm đau đầu.. đầu đời binh nghiệp mà Quang khó quên chắc chắn là trận “Đêm Hưu Chiến” 31/12/1967 trên kinh Cái Thia, người anh, người thầy của Quang là Nguyễn Quốc Chính đă hy sinh ngay trong ṿng tay của thằng em! Bằng mọi giá Quang đă đưa được xác của Anh về phía sau mà không để ư đến đạn bắn nát đầu ..”băng-ca”. Quang trưởng thành ngay từ đó Tết Mậu Thân, trên đường Hậu Giang Chợ Lớn, trung đội của Thiếu Úy Hồng ĐĐ.2 bị VC bao vây đă hơn một ngày đêm, ĐĐ.1 được lệnh giải cứu, tôi giao nhiệm vụ cho Quang, Quang vượt qua bao khó khăn mới cứu được Hồng. Nhưng oái oăm thay, vài tháng sau, Hồng đem quân tiếp viện cho Quang đang bị bao vây trong trận Cầu Khởi th́ Hồng lại hy sinh. Trong trận Bời Lời, một trận phải thay đến 3 cố vấn, một trong 3 cố vấn bị thả lầm xuống trước tuyến VC, địch ḅ ra bắt sống nhưng cũng chính Quang, trung đội của Quang nhanh hơn, mưu cao hơn đă “giựt trong tay” VC đem trung úy cố vấn này về an toàn tuy anh ta đă bị bắn tét nách. Đúng ra Quang phải là người được huy chương, dù Bronze hay Silver, nhưng ..! Nhưng không cần thiết, cái an ủi lớn nhất cho Quang là trưởng thành khá nhanh và đồng đội thuộc cấp của Quang luôn được an toàn trong những trận gay cấn, có lẽ Quang cầm quân “mát tay”. Anh em sống với nhau hơn năm trời trong khói lửa nên có nhiều kỷ niệm buồn vui, nghĩ lại nhiều khi cũng lạnh gị. Kinh nghiệm riêng cho tôi biết những tay súng giỏi và mát tay lại hay “đứt bóng” như trường hợp của Nguyễn Quốc Chính chẳng hạn. Khi tiểu đoàn đang đi hành quân th́ nhận được thông báo các đại đội đề nghị danh sach sĩ quan thuyên chuyển về Không Quân. Lại cũng kinh nghiệm cho biết không nên chần chờ, nhiều trường hợp cầm giấy đi phép vợ sanh trong tay mà cấp chỉ huy lưu lại một ngày thôi th́ chồng ra người thiên cổ. Nghĩ vậy nên tôi tự động cấp phép cho Quang rời hành quân ngay, về Saigon tŕnh diện BTL. Trong lúc Quang đang ngồi xe đ̣ về SG, rung đùi nghĩ đến người yêu, tương lai mới th́ tôi được báo cho biết tiểu đoàn hủy bỏ lệnh này, không cần nạp danh sách nữa. Trâu nào chậm chân th́ uống nước đục, tiếp tục chịu đựng cực nhọc và ..hy sinh Chẳng cần nói thêm th́ cũng biết cái anh đại đội trưởng này bị cạo, lănh huy chương với nhành “cán búa” v́ tội qua mặt tiểu đoàn. Huỳnh Vinh Quang tŕnh diện P3 Sư Đoàn đúng lúc và tôi “mất” thằng em trung đội trưởng giỏi từ ngày đó. Nhưng Quang được thoải mái về sau này, tiền hung th́ hậu cát. Đó cũng là những vui buồn của tôi đối với K22A.. Khi kể chuyện vui buồn với K21, tôi có nhắc đến người bạn tù Lê Xuân Sơn, nay kể chuyện K22 th́ tôi cũng nhắc đến người bạn tù Vơ Văn Đức đôi ḍng để kết thúc bài này. Vơ Văn Đức 22VB/ND. Hồi ở trại 8 Hoàng Liên Sơn, tổ tôi 7 người th́ có 2 ông vua lười là Xuân Sơn và Văn Đức, mỗi ông một vẻ chống đối lao động theo cách riêng, một ông tĩnh một ông động, Nhẩy Dù Vơ Văn Đức động liên miên, nhưng cao tay ấn nên mấy thằng “chăn trâu” không bắt lỗi đươc. Nếu chỉ tiêu cấy hết mạ th́ về, Đức liếc qua liếc lại đạp nguyên cả bó mạ xuống bùn thế là xong, chẳng mấy chốc hết mạ. Nhưng nếu chỉ tiêu cấy xong ruộng th́ nghỉ, thay v́ cấy khoảng cách một gang tay, 20 cm, th́ Đức cấy một mét, VC đứng xa xa trên bờ quan sát th́ khoảng cách một gang hay môt mét cũng như nhau. “Chỉ tiêu nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua” nhưng VVĐ hoàn thành theo kiểu “mèo mửa.”. Biết bị tù qua mặt nhưng có lẽ thấy ND Đức to con lại lỳ nên quản giáo Môn chỉ kiêm điểm qua loa, c̣n antenna tên Gia bị Đức bóp cổ gần chết khiến Gia đành phải giải nghệ. Để có bắp ăn lâu dài, lợi dụng lúc đi “thâu hoạch” Đức và tôi đă chôn trong các hốc đá mấy bao bắp, yên tâm, sẽ no cả mùa, chắc ăn như bắp. Nhưng mưu sự tại Đức,thành sự tại lũ sóc lũ chồn đánh hơi moi ra gặm nhấm vất tứ tung khiến cáo VC biết, nhưng không biết ai là thủ phạm. Đức chửi thề: “mẹ cha lũ cáo chồn”. Vơ Văn Đức là một quân nhân lư tưởng, không đội trời chung với VC và tay sai, nhưng đôi khi lư tưởng quá hóa ra không phù hợp với thực tại, nhiều lúc tôi phải đạp thắng stop hắn lại muốn x́ khói. Một buổi sáng Chủ Nhật mùa Đông trời lạnh cóng, thằng đội trưởng Ng-Lùn đội 12 trại Vĩnh Quang A lui cui ngoài hồ nước giặt mùng mền chăn chiếu! Ban đêm đă có ai trét cứt vào nó, vào cái thằng tay sai. Liếc mắt, tôi bắt gặp nụ cười hóm hỉnh của VVĐ. Ngày nay Đức có quyền ngẩng cao mặt nh́n đời, c̣n thằng antenna, tay sai th́ cúi mặt, xa lánh mọi người. Ráng giữ sức khỏe nghe “tổ viên” Vơ Văn Đức . Ps: Trong ba bài tôi viết vui buồn với K20, K21, K22/TQLC, chăc hẳn có quư vị không hài ḷng với một người nào đó mà tôi nhắc đến tên. Nhưng quư vị có quyền tự do không hài ḷng ai th́ cũng nên cho phép tôi có tí quyền viết tên những người anh em mà tôi quư mến hay nể nang chứ, bảo tôi nâng ..th́ ép nhau đấy nhá. Tô Văn Cấp K19VB/TQLC
|
|
|