TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

                     

      

                                          Tiểu Đoàn của tôi

                                                    

 

Tiểu Đoàn 1 TQLC

                                                                

                                                                                                    i Biển Trần trung Ngôn

  Tại sao là tiểu đoàn của tôi mà không phải là tiểu đoàn của người khác. Vậy là...

- Anh là Tiểu Đoàn Trưởng?

- Không!

- Anh là Tiểu Đoàn Phó?

- Không!

- Anh là Đại Đội Trưởng?

- Không!

- Anh là...

- Không! Tôi chỉ là người chiến sĩ b́nh thường của đơn vị. Nhưng mà để tôi nói cho anh nghe, hơn hai mươi bảy năm rồi, khi có ai hỏi tôi về chuyện ngày xưa, ở đơn vị nào, mắt tôi long lanh, rực lửa, tôi luôn trả lời chắc nịch như thế này:

- Tôi, Sói Biển, Tiểu Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến!

 Ra trường được về Tiểu Đoàn 3 TQLC. Phải mở ngoặc nói chổ này, chúng tôi làm đơn t́nh nguyện về Sư Đoàn TQLC khi khóa học chưa kết thúc. Sau đó chúng tôi được đưa về Rừng Cấm, Trung Tâm Huấn Luyện TQLC để làm quen với phong cách TQLC.

7 giờ 30phút sáng ở phi trường Tân Sơn Nhất, khoảng 11 giờ phi cơ đáp xuống phi đạo Phú Bài. Đợi xe đưa về hậu trạm tiểu đoàn, khi ấy đóng ở trong thành nội Huế. Trong khi chờ đợi, cả bọn kéo lên restaurant ở phi trường uống bia, nhai khô ḅ, ngắm mấy cô hotesse de l'air của hảng hàng không Việt Nam. Lăng mạn nhưng nhí quá chừng. Tuổi hai mươi mà! Cái tuổi chỉ có yêu và đánh giặc. Chúng tôi mấy thằng trẻ với nhau, ồn ào náo nhiệt, không để ư hoặc lo âu khi thấy trên phi đạo đầy những thương binh nặng đang chờ máy bay về Sàig̣n bên cạnh những quan tài phủ quốc kỳ. Người chết cũng phải đợi chờ.

Bỏ lại thành phố Huế sau lưng, chúng tôi vào mặt trận. Lối ra Quảng Trị, xe chạy, bụi mù...

  Những chiên xa T54, PT76 của Bắc Cộng nằm phơi thây trên chiến trường dọc theo lộ tŕnh về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Xe cuốn tung bụi mù. Tôi nói với Lời, thằng bạn cùng khóa, cùng dân Tây Ninh

- Tụi ḿnh sẽ gặp chiến xa

  Lời trầm ngâm không nói. Xe quẹo vào một ngọn đồi trống, đầy những hố bom. Danh từ sao lạ quá . "Tiền trạm". A! Có hậu trạm th́ phải có tiền trạm chứ. Nghe anh em ở tiền trạm nói chuyện với nhau, tiểu đoàn đang dưỡng quân, tổn thất nặng. Tiểu đoàn trưởng cũ bị thương. Tiểu đoàn trưởng mới vừa nhận bàn giao được vài ngày. Nhiều sĩ quan chết và bị thương, binh sĩ th́ khá nhiều. Tiểu đoàn đang chờ tái bổ sung. Chúng tôi được phân chia cho các đại đội như sau

Đại đội 1 gồm Nguyễn ngọc Tốt, Nguyễn văn Tú

Đại đội 2 gồm Lê đ́nh Lời, Đỗ hữu Đôn, Tôi, Trần trung Ngôn

Đại đội 3 gồm Đinh tấn Lộc, Lê văn Lực, Nguyễn văn Phương

Đại đội 4 gồm Nguyễn văn Lưu, Lê quang Đức

  Khi ấy Đại úy đại đội trưởng đại đội 2 bị thương đang nằm bệnh viện, hai trung đội trưởng cũng bị thương, một trung đội trưởng đền nợ nước. V́ vậy đại đội chỉ c̣n lại hai sĩ quan. Chuẩn úy Thế coi trung đội 4, và Ông Lăm.

  Tôi làm sao quên được ngày đầu gặp Ông. Người Thượng sĩ thường vụ đại đội dẫn ba chúng tôi từ bộ chỉ huy tiểu đoàn về đại đội. Răi rác dưới những tàn cây bị cụt ngọn v́ bom đạn, người lính tác chiến đang trú nắng dưới những tấm poncho. Phía dưới tấm poncho là chiếc vơng, vật bất ly thân của họ. Anh em đang nghỉ xả hơi sau những trận đụng độ ác liệt với chiến xa Cộng sản miền Bắc.  

Ông không mặc áo thun, nước da đỏ hồng như con gái, nhưng từ cùi chỏ trở xuống th́ sạm đen như thuốc súng. Cặp mắt ông tṛn xoe, lấp lánh của một tài tử xi nê hơn là của một người lính tác chiến. Nh́n cái hàm của ông người ta nghĩ rằng, nếu một tuần không cạo râu ông sẽ có một bộ râu đă đời. Ông mặc quần tây tác chiến của binh chủng, mang đôi dép râu, chắc đôi dép râu của một cán binh cộng sản xấu số gặp phải ông.

Ông đang ngồi uống bia một ḿnh với khô mực nướng. Một chút lấp lánh trong mắt ông, ông bảo người Thượng sĩ:

- Nhờ bố nói đứa em nào lấy cho tôi 3 thùng bia Hamm's. Trong khoảnh khắc ba thùng bia được mang tới. Quay sang bọn tôi, ông nói như ra lệnh

- Tự nhiên ngồi xuống! Mỗi người uống hết một thùng rồi về trung đội.

Mẹ Cha ơi! Một thùng có 24 lon, 3 lon là một lít. Như vậy là một thằng phải uống hết 8 lít bia, nhưng bao tử chỉ chưa được 2 lít rưỡi

  Đôn được mấy anh em lính khiêng về trung đội 22, Lời về trung đội 23, tôi không hiểu nó về bằng cách nào. Tôi vừa đi, vừa ḅ, vừa ói về tới trung đội 21. Tôi nghe loáng thoáng ông nói ǵ đó với người Thượng sĩ và ông cười, tiếng cười như...vỡ ngọc. Sau này gặp lại nhau ở Dallas, Texas, tiếng cười của ông vẫn như ngọc vỡ.

 Tôi về tŕnh diện đại đội là như thế đó. Tôi không biết tên ông, ông mang cấp bậc ǵ. Nhưng sau này, tôi hiểu và thương làm sao những cái phong cách ấy. Tôi gọi là phong cách Thủy Quân Lục Chiến. Nó có một chổ trang trọng và vĩnh viễn trong trái tim tôi.

Ông, trung úy Nguyễn văn Lăm, Đại đội phó đại đội 2, một đại đội phó sừng sỏ Tiểu Đoàn 3 TQLC trong những ngày hè 72 nóng bỏng của mặt trận Quảng Trị.

NAM GIAO

Đại úy Nguyễn văn Dương đại đội trưởng đại đội 4 là kiểu người hùng Rambo, hay xa xôi một chút là cái ngang tàng của Clint Eastwood trong For a Few Dollars More, hoặc The Good, The Bad, and The Ugly.

Và chúng ta đă từng say mê James Bond 007 chắc không bao giờ quên được khuôn mặt hơi chữ Điền của Sean Conery trong Dr. No. Nhưng ở đây, ông phảng phất một chút mô phạm và đạo đức của một nhà giáo trong h́nh ảnh của một cấp chỉ huy TQLC. Có thể nói Nguyễn kim Chung, Đại úy đại đội trưởng đại đội 1 là một phó bản của Sean Conery th́ cũng không quá hớp

C̣n Thạch Sanh? Đại úy Nguyễn văn Thạch đại đội trưởng đại đội 3, thật sự mà nói, Thạch Sanh là mẫu  người lạnh lùng, đẹp trai kiểu Al Pacino trong God Father. Thạch Sanh nói chuyện chậm răi, khoan thai nhưng đầy ấp quyền lực của một Bố Già, một cấp chỉ huy từng trải trong lửa đạn

Một chút đẹp trai của Thạch Sanh, mang nét trí thức của Nguyễn kim Chung, và một nét giang hồ của Đại úy Nguyễn văn Dương, được tạc trong một chiều cao 1 mét 70, nặng 62 kg, Đại úy Giang văn Nhân, khóa 22A Trường Vơ Bị Quốc Gia, Nam Giao, Nhă Ca, hoặc 92 và Nguyên Thảo là những danh hiệu truyền tin mà chúng tôi thường gọi ông. Ông ít khi cười lớn tiếng, thường dùng mũi giày vẽ những h́nh thù vô nghĩa trên mặt đất khi nói chuyện với chúng tôi.

Có một điều ít ai biết là ông thường xuyên viết nhật kư và làm thơ trong suốt cuộc chiến. Một lần, chiều mưa ướt đẫm trên những đồi hoa sim của núi rừng Quảng Trị, bất chợt ông đến thăm tôi, tay cầm một bản nhạc. Mái poncho và những tấm tranh đan vội vàng, che tạm bợ không ngăn nổi tiếng gió gào và giá lạnh của một buổi chiều hành quân mà trời bất chợt đổ mưa...

Chúng tôi uống cà phê sữa nóng trong chiếc ca inox và đốt Bastos de Luxe. Ông đột ngột hỏi tôi:

- Anh Ngôn, tại sao người ta bảo là mong manh như nắng lụa?

- Cái thứ nắng vàng quái ác của một buổi chiều sắp tắt, gợi cho người ta nhớ những kỷ niệm buồn, những cuộc t́nh mong manh đó Nhă Ca!

 Trong chiều mưa ấy, tôi đă đệm đàn cho ông hát bài "Em hiền như ma soeur"

"Em hiền như ma soeur và mong manh như nắng lụa" dường như đang chuyên chở cho ông một nỗi niềm...

                                                                                            Ngoại ô Washington DC, cuối Đông 2002

                                                                                                 Sói Biển Trần trung Ngôn

 

 

 

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site