TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

             

       

                     Kỷ niệm đáng nhớ

                                                                                                                            MTKN

 

……….“Đơn vị thường khi nằm trên đất giặc...Thèm trong hăi hùng, tiếng hát môi em, tiếng hát ngọt mềm...Ngoài kia súng nổ ổ.. ổ.. ổ.. ổ.. ổ.. ổ..” 

Miễn đang say sưa ngân dài chữ nổ cho giống Duy Khánh ngân bỗng có tiếng của hạ-sĩ Mai Bông hát chen vô "ĐÀO L CHÔN ANH" Cả bọn phá ra cười ḅ lê ḅ càng, cười sặc sụa  

Đang chăm chú đọc đoạn văn trên được viết bởi một người lính, Y Hà chợt bật cười khi nghĩ đến một nơi xa xăm nào đó trên chiến trường quê hương Việt-Nam, dưới những cái nắng chói chan khắc nghiệt của khí hậu vùng nhiệt đới, cái nắng cháy da như những ngọn roi quất vào lưng vào mặt, vậy mà những người lính Việt-Nam coi cái chết nhẹ hơn lông hồng, là những người c̣n rất trẻ nhưng lại có một tấm ḷng hy sinh rất lớn, những người đă chấp nhận lăn ḿnh vào cuộc chơi sanh tử, để rồi không may trong chiến tranh súng đạn vô t́nh đă cướp đi cuộc đời của họ, hoặc nhân đạo hơn chừa lại cho họ một mạng sống trở về nhưng lại là ….”anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về dang dở đời em ta nh́n nhau ánh mắt không quen cố quên đi một lần trăn trối anh ơi …”(nhạc Phạm Duy)

 

Lần t́m về quá khứ, nhớ lại một ngày nào ở cái tuổi vừa mới lớn, ngày hai buổi Y Hà phải lái xe chở người chị vào Tổng Y viện Cộng Ḥa để thăm nuôi người em chồng của chị, anh là một sĩ quan của Thiết Giáp đoàn bị trúng một quả pháo vào chiến xa năm 1972, cánh tay trái bị cháy nám và bị thương nặng. Mỗi khi đến thăm anh bắt buộc phải đi ngang qua những căn pḥng mà Y Hà đă phải ngập ngừng vài giây, sau khi cắn môi cuối mặt bước thật nhanh qua một dăy hàng lang dài hun hút với những tiếng nói to mà giọng điệu diễu cợt có pha lẫn chút mặc cảm, bất măn của những người mặc bộ quần áo mầu xanh cái mầu xanh khó tả v́ ḿnh vải đă sờn và mầu th́ đă bạc phếch, họ là những người lính rất trẻ tuổi chừng khoảng trên dưới hai mươi lăm ngồi cùng với nhau trên những băng ghế dài.

Trong lúc chờ người nhà thu dọn vật dụng cá nhân của anh để chuẩn bị đón anh xuất viện, Y Hà thả bộ ra ngoài pḥng, đưa mắt nh́n cảnh  vật chung quanh, những con đường có tráng xi-măng, những hàng cây, những dăy nhà mà sau một thời gian thăm nuôi anh Kh. th́ nơi chốn này đă trở thành một điểm hẹn của mỗi chiều chủ nhật trong tâm tư Y Hà. Nghĩ đến bắt đầu từ ngày mai, vào những chiều  cuối tuần sẽ không c̣n được đứng ở chỗ này ḷng Y Hà chợt chùng xuống nghe như có một cái ǵ đáng quư vừa mới bị đánh mất, luyến tiếc cho một thói quen sẽ không c̣n t́m thấy được sau ngày hôm nay.

 

Trên đường về nhà chiều hôm đó với tâm trạng buồn vu vơ, đến tối t́nh cờ đọc được một tờ báo có tin môt nữ phóng viên chiến trường đang viết bài phóng sự cho chương tŕnh “ Một chiếc xe lăn cho thương phế binh “ do một cơ quan từ thiện của nước Đức tài trợ. Y Hà và người chị đă t́m gặp ngay người nữ phóng viên đó sau một vài tiếng đồng hồ trao đổi câu chuyện với nhau th́ công việc của chị em Y Hà là giúp chị để biết thêm về hoàn cảnh gia đ́nh, t́nh trạng sức khỏe và lư do bị thương của từng cá nhân để chị có đủ dữ kiện gởi lên cho cơ quan từ thiện cứu xét. 

Thời gian đầu chị em Y Hà cũng gặp nhiều khó khăn, khi đến nói chuyện hỏi thăm những người thương binh họ đưa mắt nh́n Y Hà một cách lạnh lùng không quan tâm, không thèm trả lời, một ánh mắt nghi ngờ. Sau Y Hà mới biết được rằng trước đó cũng có nhiều hội đoàn đến thăm hứa hẹn thật nhiều làm các anh hy vọng nhưng rồi họ có thấy ǵ đâu ? có được ǵ đâu !. V́ thế mà có khi đi cả ngày nhưng hai chi em cũng chẳng nói chuyện được với ai, đến giường nào sau khi nghe tŕnh bày, th́ chỉ được trả lời bằng cái khoát tay và cái lắc đầu.  

Cũng may trong thời gian đó người chị của Y Hà đang phụ trách chương tŕnh nhạc yêu cầu và mục nhịp cầu thân yêu cho lính của đài phát thanh quân đội, bắt đầu từ những bản nhạc yêu cầu, những bài hát cho lính được phát ra từ những cái máy radio cũ đă được sửa chữa tân trang lại bởi bàn tay khéo léo của ba Y Hà . Các anh đă có những giây phút thoải mái vừa nghe nhạc và thấy vui khi nghe tên của ḿnh được đọc lên gởi tặng cho những người bạn c̣n đang say sưa làm tṛn nhiệm vụ qua những bản nhạc đă được các anh yêu cầu, dần dần các anh thân mật hơn cởi mở hơn, và Y Hà cũng đă có dịp giúp các anh bày tỏ tâm t́nh nhớ nhung thương gởi của ḿnh về gia đ́nh qua những lá thư mà chính tay các anh không thể bày tỏ được.

 

Cũng từ những bước thư đó, mà có lần Y Hà buồn ghê lắm, cái buồn làm Y Hà như muốn trốn chạy ra khỏi chỗ này, dường như muốn buông bỏ những ǵ Y Hà đang làm khi câu chuyện xảy ra đi ngược lại những cái mà ḿnh mong muốn, đôi khi nghĩ lại cũng vẫn là một thắc mắc trong tâm Y Hà, trong pḥng Y Hà thăm viếng có một ông thương binh khoảng dưới bốn mươi tuổi hai chân của ông ấy bị cưa cụt lên trên đầu gối, tay phải th́ bị bó bột cứng ngắt nên Y Hà giúp ông viết thư về cho gia đ́nh, đương nhiên là gia đ́nh đă biết tin ông bị thương từ chiến trường đưa về, nhưng t́nh trạng bị thương ra sao th́ gia đ́nh không biết rơ và ông cũng không muốn nói tới .

Một thời gian sau, người vợ của ông ở dưới quê lên, đem theo ba đứa con lên thăm ông theo lời ông nhắn gởi, khi ngồi bên ông được chừng khoảng nửa ngày có lẽ bà vợ cảm thấy một gánh nặng khi “… anh trở về dang dở đời em ….” Cho nên bà đă để lại cho ông ba đứa con thơ sau khi nói với ông  “  chạy ra chợ mua ǵ cho mấy đứa nhỏ ăn  “  và rồi bà đă ra đi không quay lại. Ba đứa nhỏ sau đó được người ta đưa vào viện cô nhi G̣ Vấp .

1-     Có phải v́ lá thư của Y Hà mà  tụi nhỏ đang được sống dưới quê với mẹ, nay phải vào sống trong cô nhi viện

2-     Có phải v́ lá thư của Y Hà mà  người thương phế binh đă bị mất đi một phần thân thể, nay lại đau khổ mất thêm cả những người thân yêu

3-     Có phải v́ lá thư của Y Hà, mà người đàn bà tuổi c̣n quá trẻ phải đương đầu chấp nhận một sự thật quá phũ phàng 

4-    Giá mà đừng có lá thư của Y Hà th́ biết đâu người thương binh đó c̣n có ngày xuất viện về với gia đ́nh, và để cho người vợ trẻ c̣n niềm mơ mộng ..” ngày trở về có anh thương binh sống đời ḥa b́nh người đẹp bên anh ta cùng ……”  

Một câu nói của một cưụ quân nhân TQLC …” đời sống con người như những gịng sông rồi sẽ chảy ra biển cả , những lổi lầm mắc phải sẽ là những rong riêu đọng măi dưới chân cầu “… có phải v́ thế mà cho đến ngày hôm nay sau gần 35 năm gương mặt và dáng điệu nằm của người thương binh đó c̣n đọng măi trong kư ức của Y Hà. 

Những chiều cuối tuần bên trong sau cánh cổng sắt của Tổng Y Viện Cộng Ḥa, ngoài chị em Y Hà c̣n có cô Phương con của một vị đại tá, cô thường hay vào chiều chủ nhật trên chiếc xe Jeep mang theo nhiều trái cây, bánh ḿ và một cây đàn guitar, h́nh ảnh cô Phương với chiếc quần jean và áo sơ mi trắng có mái tóc chấm vai ôm đàn ngồi hát với các anh thương binh dưới tàn cây to bóng mát, làm Y Hà liên tưởng đến chuyện phim thần thoại nàng Bạch Tuyết và những chú lùn, và cũng có lẽ v́ có cái nước da bánh mật cho nên cô mới không có cái tên là Bạch Tuyết. Cô Phương giỏi lắm có khi cô c̣n mang theo cả cái tondeux để cùng bà chủ tiệm may P.L  cắt tóc cho các anh, và có lẽ c̣n nhiều nhiều người phụ nữ khác mà Y Hà chưa có dịp quen biết đó thôi.

 

Ngày hôm nay ngồi viết lại tâm t́nh cho thương phế binh, cho những người rất đáng thương và đáng quư, họ là những người bị mất mát rất nhiều, bị mất tất cả từ bản thân, tuổi trẻ, t́nh yêu, gia đ́nh, tương lai, niềm tin và cuộc sống . Nhưng cái thiệt hại to lớn nhất là vẫn c̣n đang phải sống tại quê nhà dưới chế độ cộng sản, bên cạnh những cùng có một mầu da, cùng có chung một gịng máu đỏ Việt Nam nhưng không bao giờ họ có thể thay đổi được cái nh́n của họ đối với những người của chế độ Cộng Ḥa cũ.   

Cùng gia đ́nh định cư trên vùng đất tự do này, trong thâm tâm của Y Hà các anh thương binh c̣n kẹt lại bên quê nhà vẫn là những nỗi sầu canh cánh bên ḷng, nhất là mỗi khi có ai kể cho biết TPB VNCH bị đối xử tệ hại hay là khi được biết vùng sinh hoạt của các anh là những vỉa hè, góc phố t́m mưu sinh qua những tấm vé số, hay tiếng đàn lời ca dưới bến Bắc Mỹ Thuận.  

Bên cạnh những chuyện buồn thường hay có những chuyện vui tiếp nối, là sau khi loạt bài phóng sự được đăng lên báo, một buổi trưa hè cả cư xá LVD đă bị đánh thức bởi một toán xe lăn, những bánh xe bằng sắt cứa trên mặt đường xi-măng v́ họ chạy đua với nhau tạo nên một âm thanh nghe chói tai nhức óc.

 Sau màn trà nước thân mật Tiệp người thương binh trẻ nhất kể cho nghe v́ sao anh bị mất hai chân, “  toán em đang dừng  chân ngồi nghỉ th́ chợt nghe có tiếng” bịch”  em là người thấy trước nhất phản ứng tự nhiên em tung người nằm đè lên trái lựu đạn v́ sợ nó nổ cả toán bị thương may nhờ có cái áo giáp nên em không chết mà chỉ mất hai cái chân, nhưng bây giờ th́ ông trời đă đền lại cho em cái xe lăn này rồi, em không c̣n phải đu người trên hai cái nạng gỗ nữa “  

 Mỗi người một câu chuyện để kể trong t́nh thân mật, cuộc vui nào rồi cũng tàn, chia tay kẻ ở người đi. Tiệp đă được giải ngũ về quê sống với gia đ́nh ở Cà Mau, trước khi ra về họ đă thẩy lại ở pḥng khách những cuộn băng cá nhân đầy chữ kư và một câu nói với chị em Y Hà  “ Em không cần những thứ này nữa “  

Đứng nh́n họ ra về với gương mặt khác hẳn gương mặt mà Y Hà gặp ở trong TYVCH, phải chăng họ đă trở về với gương mặt của ngày đầu tiên khi khoát lên người bộ áo rằn ri là khoát lên người sự hy sinh và chấp nhận, nh́n toán xe lăn đi về vẫn mầu áo lính xưa nhưng có một cái ǵ không trọn vẹn chẳng hạn như một ống quần phất phơ hay cái tay áo đong đưa theo gió như một cái vẫy chào, mà  Y Hà có hỏi Tiệp 

- Đă được giải ngũ rồi sao anh c̣n mặc áo này, về dưới đó mặc có sao không ?  

Với nụ cười hồn nhiên điềm đạm Tiệp nói  

- Cái ǵ mà sao với không sao , anh đánh đổi cả cuộc đời chỉ v́ mầu áo này thôi, anh sẽ giữ măi bên ḿnh cho hết kiếp này, nó là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời anh đó Y Hà. 

 

Chiều hôm đó trong bữa cơm thường nhật của gia đ́nh, mẹ đă kể cho ba nghe về chuyện ban trưa, ba nghe một cách b́nh thản, không nói tiếng nào vẫn từ từ đưa từng miếng cơm vào miệng. Ăn xong ba hớp một ngụm nước trà, rồi đi đến bên cạnh cái điếu thuốc lào, kéo một hơi xong ngả người trên cái divan mắt lim dim, phải chăng lúc đó ba cũng thấy vui trong ḷng v́ chị em Y Hà đă làm được những ǵ ba vẫn dạy

 “  ..nhà ḿnh chỉ nghèo tiền bạc , chứ không nghèo t́nh cảm và con có thể sống thiếu tiền thiếu bạc, nhưng con không thể sống thiếu t́nh cảm…

 và câu nói sau đây thường hay được nhắc nhở mỗi khi có đứa bị đ̣n

“ khi con mở mắt chào đời, mọi người nh́n con cười nhưng con lại khóc, sống làm sao khi con nhắm mắt mọi người khóc nhưng con lại được mỉm cười ….”  

Buổi chiều ra đứng trước cửa, có lẽ v́ bị mất giấc ngủ ban trưa hay sao mà bà hàng xóm thấy Y Hà, đă mỉa mai hỏi  

- Nhà cháu năm nay định kén rể thương binh hay sao mà hôm nay lại có nhiều thương binh đến thế? 

Bà chắc đă không hiểu v́ sao chị em Y Hà lại quen nhiều thương binh, khi trong nhà không có anh trai để đi lính. Y Hà không thấy giận câu nói đó, bao giờ cũng thế trong vị ngọt đều có ẩn chút vị chua cay, đắng chát …

Hay trong tâm trí Y Hà lúc đó đă gi hết cho ngưi thương binh tên Tip ........

 

MTKN

  

 

 

 

 

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site