TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

 

 

Yêu Người Ngoại Đạo

 

                                                                                                                                                                Ấu Tím

Cứ một rằng yêu, hai rằng yêu, ba rằng yêu mà cứ giận lên giận xuống, cứ trách cứ móc chuyện chẳng đâu vào đâu.  Xem lại đi có phải t́nh yêu c̣n nguyên si trọn vẹn như hồi xưa không?  Cái hồi tóc c̣n dài cho hát bài Suối Tóc của nhạc sĩ Văn Phụng mải mê, cái hồi áo c̣n thướt tha cho ngâm nga thơ Nguyên Sa, thơ Du Tử Lê không chán, cái hồi theo ṃn cả con dốc đến trường.

Đó, không yêu đủ, làm sao vượt bao nhiêu núi, bao nhiêu đèo để đến cùng nhau chứ.  Tính coi, từ ngày mẹ bảo cấm không cho giao du mật thiết với người không có đạo đến nay bao nhiêu năm rồi?  C̣n nhớ mà tính ra không?

Nghe măi một bài hát:

- Con quỳ lạy Chúa trên trời sao cho con lấy được người con yêu...Mà rồi không biết Chúa nghe lời cầu xin, hay người trần nghe măi mà thương, mà thành “nối giáo cho giặc” mà thành căi mẹ, dối cha cho thành gia thành thất, để giờ này làm mặt hờn mặt giận với người ta.  Muốn không, kể hết cho nghe đọan đường gian truân khổ ải đă qua.  Đừng bảo các bà các cô hay kể lể, hay thù vặt hay nhớ dai, hay lôi chuyện từ ngày c̣n mặc quần thủng đít, hay đay nghiến những chuyện đâu đâu, hay để ḷng để dạ lỗi phải của chồng mà không thèm nghe, không thèm để mắt, kể cho nghe nè.

Hồi đó người ta đi lễ sáng, lẽo đẽo đi theo, chẳng nói chẳng rằng cứ lầm lầm lũi lũi.  Buổi sáng đẹp lắm, những giải mây mỏng giăng khắp trời, không che hết những tia nắng mặt trời vừa mọc.  Con đường thênh thang im ắng, thanh thản hiền ḥa, tiếng chuông nhà thờ ngân nga nhè nhẹ.

Nhà thờ mỗi sáng không đông người lắm, ánh sáng ban mai rọi vào ô kính, cùng ánh nến trên bàn thánh lung linh huyền ảo.  Giọng kinh trầm nhẹ len khe khẽ vào ḷng cô chiên ngoan đạo, bị ánh mắt theo dơi từ hàng ghế bên kia làm chia trí chia ḷng.  Cứ thế từ nhà thờ đến trường học, không biết lúc nào vào được cả trong nhà. 

Trong nhà có ông bà cụ, có anh Ḥan, có chị Hảo, có em Mai.  Anh Ḥan cũng thích đi lễ, nhưng đi lễ buổi chiều. Dáng anh nghệ sĩ, lưng hơi kḥm v́ cao, hai tay đút túi quần tóc để dài chấm ót.  Tối anh hay hát:

-Nhớ tới đêm đầy ánh sáng

Hương trong gió tràn mênh mang

Giây phút như ngừng thôi rơi, tiếng kinh muôn lời.

Dáng xinh xinh bao tiên kiều

 Quỳ ngân thánh kinh ban chiều.

Trong giáo đường đêm Noel ấy ngàn đời tôi mến yêu

Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân

Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm

Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng

Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ.*

Chị Hảo cũng đi lễ nhưng đi với bà cụ, nghĩa là đi sớm lắm để lần đủ chuỗi hạt mân côi, ngắm đàng thánh giá.  Chị hiền dịu như d́ phước, giọng nhỏ nhẹ ôn tồn.  Bé Mai đi với ông cụ, nghĩa là đến nhà thờ trước khi cha ra làm lễ khỏang vài phút.

Không khí lễ buổi sáng êm đềm, trong văn vắt.  Không biết đến khi nào đi xưng tội đă xưng:

- Thưa cha con chia ḷng chia trí trong thánh lễ... lần.

Tội ấy cứ càng ngày càng tăng, mỗi lần vào ṭa giải tội.

Ngày tháng thong thả qua.  Anh Ḥan đang học đại học bỗng một ngày đùng đùng đăng vào lính.  Trước ngày lên đường anh cứ  rên như khóc:  “Người ta đă bỏ con rồi Chúa ơi!

Chị Hảo kín đáo nói nhỏ:

- Con bé mắt nai lấy chồng tháng trước.

Tội anh qúa, cô bé mắt nai của anh đi học ngang nhà mỗi ngày, đi lễ chiều cùng anh bao nhiêu ngày, (cùng đây là cô vừa đi ngang nhà khỏang vài bước, là anh từ hàng ba đi ra theo) mà chẳng biết.  Chúa phạt anh cái tội đi lễ không dâng hết ḷng lên với Chúa hay sao ấy nhỉ?   V́ nếu anh thật tâm cầu khấn chắc chắn phải có điều ǵ đó ứng nghiệm, nếu không các nhà viết nhạc đă không viết những bài hát than thở cùng Chúa nhiều đến thế.

Đến ngày chị Hảo hân hoan đi vào ḍng Mến Thánh Giá để được phụng vụ Chúa, ba mẹ mừng phải biết, bữa cơm tiễn chị đi, mẹ cuốn chả gị cua, nấu măng, nấu mọc, những bốn bàn khách, ngồi cả ra ng̣ai sân sau.   Ba Mẹ luôn muốn có một đứa trong gia đ́nh đi tu, anh Ḥan đă từng được cha sở giới thiệu vào ḍng Chúa Cứu Thế, nhưng cuối cùng anh xin ra v́ anh bảo:  “Chúa chê anh, anh nằm mơ thấy Chúa đuổi cổ v́ tội đi lễ đi liếc.”

C̣n lại hai cô con gái, ông bà cụ canh chừng nghiêm ngặt, đến một ngày bà cụ biết con bé có “bồ,” bồ của nó là:  “Cái thằng không có đạo, v́ không bao giờ thấy nó lên rước lễ, gia đ́nh nó lại là gia đ́nh Phật giáo thế có chết không?” 

Nghe bà ch́ chiết với ông cụ, con bé chỉ biết lặng lẽ dùng cửa sau, đến nhà thờ, vào hang đá Đức Mẹ cầu xin.  Vẫn biết cầu xin Mẹ về chuyện t́nh duyên trắc trở, yêu ai không yêu, lại yêu người ngọai đạo là điều không đúng, nhưng ng̣ai Mẹ ra biết cậy vào ai, biết than thở cùng ai.

Viết thơ cho chị Hảo lại càng không được, chị đang trong thời kỳ thử thách, lại mang chuyện t́nh nhân gian phiền phức ra bắt chị suy nghĩ, xao lăng kinh kệ không nên tị nào cả.   Méc anh Ḥan cũng không xong, anh ấy lại cho những lời khuyên phản đạo lư, nào là sống chết v́ t́nh, nào là theo t́nh t́nh phớt, phớt t́nh t́nh theo, anh ấy cay cú chuyện t́nh vỡ tan trong trứng, nên cứ tỉ dụ đang dậy dỗ cô người yêu hụt, để phần thắng lợi về anh ấy.  Cầu xin với Mẹ Hằng Cứu Giúp dễ dàng làm sao:

- Mẹ ơi thương cho con, anh ấy không có đạo, xin Mẹ biến cải tâm hồn anh, để anh chịu theo đạo, để tụi con được lấy nhau. Không có anh ấy con không lấy ai hết, con sẽ đi tu như chị Hảo.

- Mẹ ơi thương con giúp cho me con thay đổi thành kiến, chấp nhận người con yêu, không lấy được anh ấy, con sẽ chết dần chết ṃn, đạo nào cũng là đạo mà Mẹ ơi.

Trong khi chạy đến cùng Mẹ Hằng Cứu giúp than thở như thế, bà cụ dùng mọi chiêu thức để ngăn cản con gái không được yêu người ngoại đạo.  Mẹ cấm cửa thằng “ngọai đạo” tới nhà. Ngày anh Ḥan c̣n ở nhà mẹ đâu thèm để ư, chuyện đạo hay đời, cứ cười tít mắt, mỗi khi thằng “ngoại đạo” khen lấy khen để tô canh cua đồng, rau đay mướp mẹ nấu.

Thay v́ đi lễ sớm với chị Hảo ngày xưa, bây giờ bà cụ theo cô gái rượu c̣n lại.  Bà cụ chiều ḷng đi trễ, nên không được lần hạt trong nhà thờ, bà cụ lần hạt trên đường đi.   Mẹ trên trời được nghe lời than thở, nhưng mẹ thật th́ không.  Bà cụ khó khăn đ̣i hỏi con gái phải để ư đến các anh trong ca đ̣an, các anh giúp lễ. Bà cụ cứ tỉ tê: “Con xem anh giúp lễ đứng sau lưng cha ấy, người đâu mà thánh thiện thế, mặt cứ như thiên thần.”  (Anh thiên thần này, về sau lấy người gần xóm, khiếp ông ấy say sưa đánh vợ cái nào xứng cái ấy, hồn chị ấy mấy lần gần ĺa khỏi xác, mà v́:  “Sự ǵ Thiên Chúa kết hợp, ḷai người không được phân ly” nên mấy đứa con nheo nhóc cứ phải chạy sang nhà kêu ông bà cụ đến can ngăn, không để bố mẹ đánh nhau).

Bà cụ cẩn thận thuê cả xe xích lô cho con gái đi học, sợ “thằng ấy” đi theo.  Làm sao bà cụ biết, khi con gái biết yêu, núi cũng trèo sông cũng lội, đèo cũng qua sợ ǵ ông xích lô mà không ḥ hẹn, giờ đi học làm sao mẹ biết để kiểm soát, chưa kể những cô bạn thân tín, thương hại số phận chim nhốt trong lồng, chiều thứ bảy ghé nhà rủ đi học nhóm.

Bà cụ lại c̣n vào nhờ cha sở khuyên dạy con dại, Chúa thương t́nh anh chàng hay đứng gần thánh cả Giuse hay sao, mà cha sở lại là người đứng về phe tội đồ khuyên nhủ mẹ.  Cha khuyên thế nào không biết, nhưng bà cụ vẫn b́nh chân như vại, canh con gái như canh tù, không cần biết trái tim có thể bay qua những kẽ hở thật hẹp.

Ngày anh ĺ lợm, đến nhà ông bà cụ biếu Tết sớm và chào để lên đường nhập ngũ, bà cụ không nh́n mặt nhưng rơ ràng có thở phào nhẹ nhơm, chỉ ông cụ ngồi tiếp chuyện anh thật thân t́nh.   Dù sao ông cụ cũng theo Pháp học, ông cụ hiểu tuổi trẻ, hiểu t́nh cảm chân thành không phân biệt trẻ già, tôn giáo.

Biết anh sắp đi, buổi lễ đêm giao thừa có người lẻn ra khỏi lễ, đến tận nhà chào từ biệt.  Bài thơ của Nguyễn Đ́nh Ṭan chẳng biết thật hay giả, người yêu của ông có đến thăm ông đêm ba mươi Tết hay không, không biết.  Nhưng từ bài thơ này thiên hạ đến thăm nhau đêm ba mươi nhiều lắm.  Nếu có dịp hỏi han, hay đọc truyện ngắn, dài thế nào cũng có bao nhiêu người nhớ về đêm ba mươi, anh hay em đă đến thăm, đă mang hoa lan, hoa hồng thay chiếc lá.

Chuyện tháng ngày có trôi qua, t́nh có phôi pha hay không lại tùy trường hợp, nhưng cứ đến đêm ba mươi bao nhiêu người t́m cho ra một người để đến thăm nhau.  Nhiều chuyện t́nh được kết hợp sau đêm đáng nhớ ấy.  Chưa thấy ai tôn vinh nhà thơ Nguyễn Đ́nh Ṭan về bài thơ “Em đến thăm anh đêm ba mươi” qủa là điều thiếu xót.  Và dĩ nhiên đêm ấy “Tay em lạnh để cho t́nh ḿnh ấm, môi em mềm cho giấc ngủ anh thơm” đă xảy ra.

Thế là:  “Người đi một nửa hồn tôi mất, một nửa hồn kia bỗng dại khờ” Đợi chờ cùng với sự chống chỏi với ao ước của mẹ là gả được con gái.  C̣n hai cô con gái trong nhà, mẹ bảo như hai hũ mắm, các bà bạn đến chơi hụi với mẹ mỗi tháng tha hồ mai mối.  Mẹ tha hồ chọn, điều quan trọng là phải có đạo, phải là người công giáo.  Mẹ chấm một chàng đang học y khoa, tương lai ra bác sĩ.  Tối nằm trên vơng mẹ hay thủ thỉ:

- Lấy chồng học thức cho ấm tấm thân con ạ, trong nhà có ông bác sĩ, ba mẹ có già cũng đỡ phải lo.

Con gái ngồi học thi, bên bàn cạnh đấy, thơ vừa nhận được qua nhỏ bạn, dấu trong sách học, bao nhớ bao thương, mẹ th́ cứ: “Lấy chồng đi con, một bước lên bà, thằng “ngọai đạo” nó đi lính rồi, sống chết bao nả mà chờ, ngữ ấy chẳng cơm cháo ǵ được !”

Lại rơm rớm nước mắt, lại chui vào mùng lần hạt đọc kinh ngắm đàng thánh giá, xin b́nh an cho người ngoại đạo, xin cho mẹ già để hai đứa lấy nhau.

Một ngày chiếc xe jeep nhà binh ngừng ngay cổng, người “ngoại đạo” với làn da rám nắng trong bộ quân phục rằn ri, chiếc nón xanh lá cây bạc màu, ghé thăm anh Ḥan, đang điều trị tại nhà sau khi bị thương ng̣ai chiến trường Xuân Lộc.  Rồi ông này bà nọ đến nhà, rồi khóc lóc van xin, rồi hứa hẹn thề nguyền: “Con xin theo mọi điều bác muốn.”  Ba đồng ư, anh Ḥan đồng ư, em Mai đồng ư, mẹ cũng đành đồng ư, dù ông bác sĩ vẫn là người mẹ chấm điểm cao nhất.  Đám hỏi vội vàng, người “ngọai đạo” chỉ có ba ngày phép.

Hẹn cuối năm về cưới.  Cha xứ nói cha sẽ làm phép giao, thay cho lễ cưới.  Me đỡ buồn v́ sợ con gái không được Chúa và Mẹ Maria ban phúc lành trong nhà thờ vào ngày cưới, không có voan trắng dài tha thướt như mây đội trên đầu.

Chưa kịp cưới xin, người “ngọai đạo” đă vào tù.  Những tháng ngày tiếp theo lại dài theo nhớ nhung ṃn mỏi.   Những lần đến thăm, mặt nh́n mặt cách nhau chiếc bàn dài biên giới, ánh mắt tên giữ tù như cú vọ, chăm chăm nh́n cô giáo thăm chồng chưa cưới, hai đứa chẳng nói được lời nào, chỉ nh́n nhau thế thôi.

Mẹ bắt đầu thông cảm cho con gái.  Từ ngày chị Hảo bị về nhà tu tại gia, làm việc tông đồ lén lút.  Những kẻ vô thần chiếm ḍng tu của chị, bắt chị từ bỏ nếp sống tu hành, v́ theo họ đi tu là trốn tránh lao động sản xuất.

Chị Hảo nâng đỡ tinh thần từng người trong gia đ́nh, nhất là cô em gái đang đau khổ v́ người yêu xa vắng.  Sáng tinh mơ hai chị em đạp xe đi nhà thờ cầu xin, chiều thứ sáu đi chầu ḿnh thánh, tất cả chỉ c̣n biết cầu nguyện.  Niềm tin là phương thuốc tuyệt vời cho con người trần thế trong đau khổ.

Ngày người “ngoại đạo” về xác xơ, tơi tả, là ngày mẹ hối hả mong đợi phép giao tại nhà thờ hơn ai hết.  Thà cho con lấy người ngọai đạo mà nhân nghĩa thủy chung, c̣n hơn lấy mấy thằng theo mẹ là lường lọc vô nhân, dù có chức quyền cao trọng. Họ không là ông giám đốc công ty, cũng trưởng công an khu vực, ngay cả ông hiệu trưởng trường con gái đang “công tác” cứ lượn lờ ngấm nghé ba cô con gái trong nhà.

Lấy nhau rồi rau cháo có nhau, họan nạn chia nhau, giọt mồ hôi ướt lưng ngày nắng cháy, tháng sáu mưa dầm dề môi tím lạnh vẫn phải ngược xuôi.  Tôn giáo không làm t́nh hai đứa phai nhạt.

Chủ nhật người ngọai đạo theo vợ đi nhà thờ, ngày giỗ chạp vẫn thắp nhang lạy bàn thờ tổ tiên gịng họ.  Vợ yêu chồng, ngày rằm đưa mẹ chồng đi cúng Phật, cũng mua đủ hoa đèn.  Hỏi cha linh hướng, cha bảo:  “Những h́nh thức bề ngoài ấy Chúa, Phật nào bắt lỗi người trần, có chăng trong tâm hồn con, có xứng đáng là nơi cho các ngài ngự đến hay không?”

Nghe kể nữa thôi mà trán cau cau thấy ghét.  Hôm đi ăn cưới bé Ngọc, con của anh Hoàn, gặp lại ông bác sĩ suưt tí bị lấy làm chồng, chào hỏi sơ xịa qua loa, thế mà có người cũng hơi giận, nếu ư t́nh ǵ người ta đă chẳng đợi chẳng chờ. 

Kể chị Hảo nghe chị bảo:  “Chú nó bây giờ đứng tuổi hay hờn,” kể em Mai nghe, em bảo:  “Khiếp hai ông bà c̣n t́nh tứ nhỉ, em cứ bù đầu với con với cái chả c̣n giờ mà giận với hờn.”

Nhớ cha khuyên ǵ không:  “Hạnh phúc gia đ́nh như chén nước mắm, thành phần có mặn ngọt, chua, cay nhưng ḥa vào nhau ngon lạ ngon lùng.”

Lại nữa:  “Khi hai người nữ nam đă kết hợp, giao ước với nhau rồi, có điều ǵ không vừa ḷng phải giao đàm cùng nhau, đừng giấu kín không thố lộ mà nặng trĩu cả ḷng, mà thành đá tảng trong tim.  Giao ḥa cùng nhau, các con sẽ cùng nắm tay thanh thản vác thánh giá trên đường đời đầy chông gai thử thách.”

Nghe giảng hoài mỗi tuần, chúc nhau b́nh an hoài mỗi lễ, mà rồi thực hành được nhiều không?

Mẹ lại vừa nhắc: "Bảo nó rửa tội chưa?"

 

* Giáo Đường Im Bóng – Nguyễn Thiện Tơ

                                                                                     2003

 



Mọi tin tức, bài vở  muốn đăng trên website TQLC/VN xin email:
  bixitrum@yahoo.com